Đừng bao giờ so sánh bé trước đám đông, hoặc phán xét khả năng khi bé làm 1 việc gì. Dù bé làm không tốt, nhưng bé đã mạnh dạn làm, đáng cổ vũ hơn là phán xét. Nhiều phán xét chỉ vô ý hoặc chỉ cho vui, nhưng đối với trẻ từ 3-12 tuổi là rào cản để trẻ tiếp tục làm điều đó trong tương lai. Trẻ sẽ thiếu tự tin để làm bất cứ việc gì. Và con có thể bắt chước cách phán xét đó của ba mẹ.
Thông thường khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ sẽ yêu cầu con nói xin lỗi. Đó là một phản xạ cửa miệng. Nhưng làm thế nào để trẻ không cần nhắc nhở mà vẫn biết nói lời xin lỗi, trẻ tự nhận thức được lỗi lầm mình đã gây ra là điều không dễ dàng. Việc buộc trẻ nói lời xin lỗi khi làm điều gì sai không giúp chúng phát triển các kỹ năng xã hội và tình cảm. Điều quan trọng là cha mẹ cần dạy trẻ biết được lý do tại sao phải xin lỗi để trẻ nhận ra những lỗi lầm của mình.
Kỹ năng chăm sóc bản thân rất có lợi trong việc phát triển tinh thần, thể chất và cả trí tuệ cho trẻ sau này. Trẻ sẽ được rèn luyện tinh thần trách nhiệm, tính tự giác với mọi hành động, lời nói của mình. Bên cạnh đó, trẻ còn bắt đầu tìm hiểu về bản thân, nhận biết được đâu là sở trường, sở đoản để có những định hướng phát triển phù hợp nhất.
Việc dạy trẻ kỹ năng này không chỉ giúp trẻ chăm sóc tốt cho bản thân mà còn có khả năng quan tâm tới mọi người xung quanh, nhất là những người mà trẻ yêu thương như ông bà, ba mẹ, anh chị em...
Chăm chú lắng nghe có thể giúp trẻ phát triển các mối quan hệ và trở thành người bạn tốt. Kỹ năng này cũng có thể giúp trẻ tiếp thu nhiều thông tin hơn trong lớp học.
Việc lắng nghe mở ra cơ hội tuyệt vời để con em chúng ta tiếp cận với thế giới xung quanh.
Dù có chuyện gì xảy ra, hãy dạy con biết rằng người thân yêu là quan trọng nhất. Lúc nào ba mẹ cũng ở bên, lắng nghe và là hậu phương của con. Dành thời gian cho những người mà mình yêu là một cách thể hiện tình yêu thương, nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.