“2 buông, 3 không", nuôi dạy những đứa trẻ tử tế và hiểu chuyện

02/09/2023, 12:54
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Muốn nuôi dạy trẻ tử tế, hiểu chuyện, cha mẹ cần có cách dạy con thích hợp và khoa học.

“2 buông” cha mẹ nên làm với con

- Buông tay để con tự xử lý vấn đề riêng

Khả năng chịu đựng của trẻ không mỏng manh, yếu ớt như người lớn tưởng tượng.

Có một video lan truyền trên mạng về 2 chị em cãi nhau. Một cô bé thì hung hăng, một cô bé thì vừa khóc vừa đáp trả. Tuy nhiên, người bố đứng ở giữa thì không giúp hòa giải, ngược lại còn thản nhiên ngồi ăn dưa.

Khi cãi nhau, trẻ đang thể hiện quan điểm cá nhân của mình. Lúc này, cãi vã trở thành một kiểu “tranh luận” khác, không chỉ rèn luyện sức chịu đựng tâm lý mà còn thể hiện khả năng tư duy logic của mỗi người.

Điều mà cha mẹ nên làm là buông tay để con tự xử lý những vấn đề cá nhân của mình, rèn luyện cho chúng sức chịu đựng trước sóng gió cuộc đời.

“2 buông, 3 không

- Buông tay để con tự làm một cách độc lập

Có một cô bé tên Liu Siqi (16 tuổi) ở Trung Quốc dù đã lớn nhưng vẫn để người khác phục vụ mình, từ việc cắt móng tay cho tới mang giày. Vì sinh ra trong một gia đình có điều kiện nên cô bé được cho mặc đồ hiệu, chỉ dùng túi xách phiên bản giới hạn, chi tiền triệu mỗi ngày.

Để chứng tỏ mình có khả năng kiếm tiền, Liu Siqi đã lái một chiếc Lamborghini đi bán ốp lưng điện thoại giá gốc từ 20 - 30 tệ (60 – 90 nghìn đồng) với giá 2 tệ (7 nghìn đồng).

Sau đó, thay vì cảm thấy xấu hổ, Liu Siqi lại ăn mừng rằng mình là người có thể kiếm tiền. Điều này khiến cư dân mạng cảm thấy thật lố bịch.

Khi được cha mẹ gửi vào một nơi rèn luyện đặc biệt, không có sự giúp đỡ của người thân, cô bé đã trải qua những ngày tháng vô cùng vất vả khi tự làm hết mọi thứ. Lúc này, cô bé đã có được khả năng tự chăm sóc bản thân, học cách quan tâm đến người khác và thấu hiểu nỗi khó khăn của cha mẹ mình.

Trong mắt cha mẹ, con cái dù bao nhiêu tuổi vẫn là con nít nhưng yêu thương và thể hiện tình yêu thương là 2 khái niệm khác nhau.

Giống như cha mẹ của Liu Siqi, tình yêu của họ thực chất lại gây hại cho con gái mình. May mắn là khi cô bé rời khỏi cha mẹ và thay đổi, nếu không hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Mù quáng không cho con cái tự lập tưởng yêu thương nhưng nó rất có hại cho sự phát triển của một đứa trẻ.

“2 buông, 3 không

“3 không” cha mẹ nên làm với con

- Không cho phép con lười biếng

Trên Zhihu có một câu hỏi: “Tại sao ngày nay có nhiều trẻ em lười biếng như vậy?”.

Có một cư dân mạng đã đưa ra câu trả lời: "Ngày nay, con cái là trung tâm của gia đình. Cả nhà chỉ xoay quanh chúng, chúng muốn gì được nấy. Trong môi trường này, con cái trở nên lười biếng, không có trách nhiệm, không biết ơn. Con cái coi mọi thứ là điều hiển nhiên với mình, điều đó thật kinh khủng”.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, ý chí của con cái sẽ bị ăn mòn dần dần, trẻ vướng vào những thói hư tật xấu, chán nản, lãng phí thời gian mà không có việc gì làm.

Trách nhiệm của cha mẹ là nuôi nấng và chăm sóc con cái, nếu như chăm sóc quá mức sẽ khiến trẻ hình thành thói quen xấu, lúc nào cũng ỷ lại, trở nên lười biếng, không có khả năng sinh tồn.

- Không cho phép con thiếu tôn trọng người khác

Có một cậu bé bắt chước bạn mình giơ “ngón tay thối” mà không biết ý nghĩa thực sự của hành động này. Kết quả là khi về nhà, cậu bé giơ “ngón tay thối” với mẹ mình và bị mẹ mắng cả tiếng đồng hồ.

Trẻ có khả năng bắt chước rất cao, chúng rất dễ làm theo lời nói, hành vi của những người xung quanh. Do nhận thức còn hạn chế nên đôi khi trẻ không phân biệt được đúng sai.

Khi con cái có những lời nói, việc làm thiếu tôn trọng mọi người, cha mẹ nên kịp thời ngăn chặn, trừng phạt để trẻ hiểu được vấn đề và không được tái phạm.

Nếu trẻ tỏ ra thiếu tôn trọng mà cha mẹ phớt lờ không nhắc nhở, trẻ sẽ nghĩ điều đó là bình thường và lần sau sẽ có nhiều hành vi thiếu tôn trọng hơn.

“2 buông, 3 không

- Không nhượng bộ khi con đòi hỏi vô lý

Khi đưa trẻ tới trung tâm thương mại, cha mẹ chỉ đồng ý mua một món đồ chơi nhưng trẻ lại muốn cái này cái kia. Thấy cha mẹ không mua theo ý mình, trẻ bắt đầu ăn vạ, khóc lóc, làm ồn ào và tỏ ra thô lỗ.

Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, trẻ sẽ dùng hành vi của mình để ép cha mẹ đáp ứng nhu cầu của mình.

Khi đứa trẻ tỏ ra hung hăng, bạn không được nói chuyện hay lý luận với chúng, bởi vì bạn sẽ khiến chúng có ảo tưởng rằng cha mẹ đang dỗ dành hoặc cầu xin mình.

Vì sự thỏa hiệp của cha mẹ sẽ chỉ làm tăng thêm lòng tham và sự đòi hỏi ở con cái.

Khi con cái tức giận vì không được cha mẹ đáp ứng nhu cầu của mình, bạn nên từ chối nhẹ nhàng và kiên quyết, đồng thời nói với trẻ “Mặc dù con rất thất vọng nhưng con phải tuân thủ sự thống nhất ban đầu”.

Cha mẹ cũng có thể đợi con bình tĩnh trở lại và từ từ giải thích cho con hiểu. Để trẻ học cách kiểm soát hành vi của mình là trách nhiệm của chúng và đó cũng là nghĩa vụ của cha mẹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“2 buông, 3 không", nuôi dạy những đứa trẻ tử tế và hiểu chuyện