Cùng trẻ đi đến 1 thỏa thuận chung là kết quả nào kỳ vọng sẽ có và làm sao trẻ đạt được. Ví dụ: Tôi có 1 người bạn thường tăng số lượng bài cho con gái cô ấy mỗi tuần. Sau 1 thời gian, cô bé chán chường với bài tập và bắt đầu phản kháng, không tìm thấy bất kì động lực nào vào điều này. Ngược lại, 1 người bạn khác đã cùng con cô ấy thống nhất số lượng câu hỏi và bài tập cần hoàn tất và thậm chí cách mà cô bé muốn hoàn tất. Mỗi ngày cô bé luôn cảm thấy vui và tự tin vì luôn tìm thấy đó là 1 thử thách mới và luôn tìm kiếm sự tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề.
Luôn công nhận nổ lực và đạt được của trẻ, đừng so sánh với trẻ khác. Nhiều cha mẹ có ý tốt khi chọn cách so sánh trẻ với bạn nào đó nhằm giúp trẻ cố gắng hơn. Nhưng đôi khi nó sẽ cho kết quả ngược lại. Đứa trẻ sẽ rơi vào "bẫy hệ thống" của tâm trí. Nghĩa là coi thường bản thân và cả giá trị người khác.
Cho trẻ biết rằng: ai cũng có thể sai, dù người đó là cha mẹ, thầy cô giáo hoặc cả những người nổi tiếng. Làm sai hay thất bại không quyết định người đó không thành công, mà chỉ khi họ sợ chấp nhận sự thất bại và né tránh tìm kiếm giải pháp mới chính là con đường dẫn họ đến thất bại. Do đó, khi trẻ làm sai, hoặc có điểm số chưa tốt, bạn cần giúp trẻ nhận ra những điểm trẻ chưa tốt và hướng trẻ thảo luận cách làm tốt hơn. Ở đây thái độ của bạn là rất quan trọng. Nó nên mở lòng và trao đổi với sự thất bại của trẻ, hơn là chỉ trích hay dán nhãn. Đứa trẻ lớn lên sẽ thầm cảm ơn vì sự mở lòng tuyệt vời này của bạn lúc này.
Bạn không nên chỉ nhìn vào kết quả, mà nên nhìn vào nỗ lực trẻ có. Mỗi nỗ lực của đứa trẻ là 1 sức mạnh đằng sau. Nếu bạn chỉ nhìn vào kết quả thì đứa trẻ chỉ biết 2 từ vui hoặc buồn. Nhưng nếu bạn nhìn vào mỗi nổ lực trẻ có, đứa trẻ sẽ biết sức mạnh trẻ có. Đó mới là năng lượng thực sự giúp trẻ đi dài và bền vững.