Cần "số hóa" việc ghi chép nguồn gốc hàng hóa
"Thời gian qua, chúng ta chủ yếu tập trung kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch cho nông sản bởi đơn giản là nếu không làm thì nước nhập khẩu không chấp nhận. Với thị trường nội địa, quản lý khó hơn nhưng đã đến lúc phải chấn chỉnh. Bởi lẽ, nếu không làm tốt về an toàn thực phẩm tại thị trường nội địa thì xuất khẩu chập chờn và rất khó phát triển thương hiệu nông sản Việt ở nước ngoài. Đặc biệt, vấn đề an toàn thực phẩm cho 100 triệu dân cũng như khách quốc tế tại Việt Nam không hề kém quan trọng" - Bộ trưởng phân tích.
Khu vực kinh doanh thịt heo sỉ chợ Bình Điền
Theo người đứng đầu Bộ NN-PTNT, cái khó của nông nghiệp Việt Nam là manh mún, nhỏ lẻ, quá nhiều đầu mối tham gia nên rất khó quản lý. Ví dụ như chợ đầu mối Bình Điền – TP HCM, quy mô gần 25 ha có đến 1.800 thương nhân trong khi chợ đầu mối Rungis (Paris – Pháp) diện tích hơn 200 ha nhưng chỉ có khoảng 200 thương nhân. Càng nhiều đầu mối, càng khó quản lý. Công ty quản lý chợ đầu mối Bình Điền có thể giảm bớt đầu mối bằng việc thành lập các nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 thương nhân thì việc quản lý sẽ dễ hơn.
Tại buổi khảo sát, các cơ quan chuyên môn cũng góp ý chợ đầu mối Bình Điền cần đầu tư nâng cấp thêm cơ sở hạ tầng để bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như tính toán đến phương án "số hóa" sổ sách về nguồn gốc hàng hóa thay cho ghi chép thủ công như hiện nay.
Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng khảo sát và làm việc với siêu thị MM Mega Market và siêu thị Co.opXtra Linh Trung (cùng ở TP Thủ Đức).
Xoài, ổi Đồng Tháp bán tại siêu thị MM Mega Market