2. Ngắt lời đối phương
Người xưa có câu "Có người nói phải có người nghe". Điều này còn được hiểu rằng ai cũng muốn phát biểu quan điểm và nhận lại sự lắng nghe thiện chí từ đối phương.
Một lời được nói ra là cách để họ bộc lộ cảm xúc cá nhân và phần nào tính cách với thế giới. Khi đang nói dở dang, nếu như họ bị cắt lời thì sẽ nảy sinh cảm giác bị thiếu tôn trọng, tệ hơn là nghi ngờ năng lực bản thân. Đổi lại phía bạn, bạn có muốn câu chuyện của bản thân bị cắt ngang khi còn chưa nói hết quan điểm?
Đổi lại phía bạn, bạn có tìm thấy "động lực" nào để tiếp tục nói chuyện với người thích ngắt lời mình không? (Ảnh minh hoạ)
Thực tế, có không ít người lên tiếng thanh minh về hành động EQ thấp của mình. "Tôi không cố ý cắt ngang nhưng anh ta nói chuyện quá chán", "Đối phương nói dài dòng, tôi cần đẩy nhanh tốc độ hội thoại còn đi làm việc khác"... Nghe có vẻ cũng hợp lý đấy, nhưng sự "hợp lý" này chỉ đến từ phía bạn mà thôi.
Thay vì ngắt lời đối phương, hãy dùng cách nói chuyện lịch sự hơn. Chẳng hạn như: "Tôi đang có công việc gấp, chúng ta có thể nói thẳng vào chủ đề chính được không?", "Tôi xin lỗi, tôi nghĩ chúng ta có thể trao đổi về vấn đề này theo chiều hướng khác"... Giờ đây, bạn vừa nói ra quan điểm cá nhân mà còn không ảnh hưởng bầu không khí giữa hai bên.
3. Không chịu học hỏi
Người thông minh luôn biết cách bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng trên tinh thần xây dựng, học hỏi và tiếp thu cái mới, khiến người đối diện thấy dễ chịu. Nhưng người EQ thấp thường cãi đến cùng, phủ nhận hoàn toàn ý kiến của người khác.
Tự tin là đức tính tốt, thế nhưng tự tin đi kèm với lạc quan mù quáng chỉ ngăn cản bạn tiến về phía trước. Thay vì giữ thái độ bảo thủ, bạn hãy cân nhắc kỹ xem lời khuyên của đối phương có phù hợp với bản thân hay không, từ đó có sự điều chỉnh bản thân nếu cần thiết.
Một "mẹo sinh tồn" bạn cần nhớ là hãy luôn giữ thái độ cầu thị, cập nhật kiến thức, kỹ năng và không ngừng học hỏi từ người đi trước. Điều này không chỉ giúp bạn được lòng mọi người mà còn dễ dàng gặt hái thành quả trong sự nghiệp và cuộc sống.