Thực tế, ngoài tính cách kiêu ngạo thì cậu thanh niên trong câu chuyện bên trên còn có tính cách mong manh. Một vài thất bại đầu đời đã hoàn toàn đánh gục, khiến cậu ta không thể nào gượng dậy, chọn một cuộc sống trốn tránh.
Trong những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên ngày càng trở nên nổi bật. Những lời nói, việc làm tiêu cực như tự tử, nhảy lầu,... luôn khiến các bậc cha mẹ đau lòng. Những đứa trẻ với trái tim mong manh, tựa thủy tinh này rất quan tâm đến sự đánh giá của thế giới bên ngoài về bản thân. Chúng không thể chấp nhận thất bại và sợ hãi trước thử thách.
Tại sao trẻ lại trở nên như vậy? Thực tế, nó liên quan chặt chẽ đến việc giáo dục của cha mẹ.
Nếu không muốn con mình trở thành người nhạy cảm, mong manh thì cha mẹ không nên khen ngợi cũng như mắng mỏ con quá mức. Chẳng hạn, khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ la mắng, đặt kỳ vọng cao vào con,… - những hành vi này đều không phù hợp trong quá trình giáo dục trẻ.
- Kiểu thứ hai: Trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp
Nhiều người nói rằng đôi khi trí tuệ cảm xúc còn quan trọng hơn IQ. Chúng ta sẽ thấy rằng mặc dù một số học sinh có thành tích học tập kém nhưng các em lại có tài hùng biện và trí tuệ cảm xúc cao.
Sau khi bước ra ngoài xã hội, các em càng thành công hơn trong sự nghiệp, thoải mái ở nơi làm việc cũng như trong các mối quan hệ cá nhân. Mặt khác, một số học sinh giỏi gặp trở ngại khắp nơi sau khi bước chân vào xã hội.
Trên thực tế, trí tuệ cảm xúc là khả năng sinh tồn cơ bản của chúng ta. Trẻ em không có trí tuệ cảm xúc sẽ khó làm được những điều lớn lao trong tương lai. Vì vậy, cha mẹ phải học cách thấu hiểu, bao dung trong quá trình giáo dục con cái, để con học được sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau từ cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ.
- Kiểu thứ 3: Trẻ thích bào chữa
Nếu bị ngã, trẻ sẽ trách bố mẹ không nhắc nhở mình để ý đồ vật xung quanh. Nếu bị cảm lạnh, trẻ lại trách bố mẹ không chuẩn bị quần áo ấm cho mình. Nếu không hoàn thành bài tập về nhà, trẻ trách cô giáo giao nhiều bài, trách bố mẹ làm phiền mình trong lúc học,...
Tất cả những hành vi trên đều là biểu hiện của việc kiếm cớ, trốn tránh trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
Nếu một đứa trẻ không thể nhận rõ lỗi lầm của mình từ khi còn nhỏ và chỉ đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của mình thì đứa trẻ đó có thể sẽ không thành công khi lớn lên.
Trên thực tế, đứa trẻ thích bào chữa, trốn tránh trách nhiệm thực chất là người vô trách nhiệm, thiếu can đảm. Khi gặp chuyện, phản ứng đầu tiên của trẻ không phải làm tìm cách giải quyết vấn đề mà là nghĩ xem nên "chia sẻ" trách nhiệm với ai và làm sao để rũ bỏ trách nhiệm.
Sự phát triển tính cách của trẻ có liên quan nhiều đến việc cha mẹ quá khắt khe khi con mắc lỗi. Khi một vấn đề xảy ra, cha mẹ nên để con hiểu rằng: Điều đúng đắn và quan trọng là giải quyết vấn đề như thế nào chứ không phải đổ lỗi, chỉ trích.