Khi trẻ mới sinh ra, trẻ cần tiếp nhận những điều mới từ thế giới bên ngoài. (Ảnh minh họa)
Đây là thời điểm cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, cho con cùng nghe nhạc, nghe postcard,… để giúp trẻ biết nói sớm, có kỹ năng tổ chức ngôn ngữ và diễn đạt vững chắc, biết giao tiếp, phản hồi với những người xung quanh nhiều hơn. Như vậy, não bộ được kích thích và rèn luyện kịp thời sẽ trở nên linh hoạt hơn.
Giai đoạn thứ 2: Trẻ từ 3 - 6 tuổi
Đây là giai đoạn "vàng" thứ 2 để phát triển IQ cho trẻ. Sau 3 tuổi, trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn và chịu tác động bởi nhiều thứ. Lúc này, trẻ đã dần hình thành tính cách, cha mẹ rất dễ bồi dưỡng trí thông minh cho con.
Hơn nữa, trong độ tuổi này trẻ bắt đầu có những đòi hỏi, lắng nghe, tò mò mọi thứ,… Vậy nên hãy kiên nhẫn với con, để con tự trải nghiệm và nhận thức sẽ giúp con phát triển não bộ, tăng cường tư duy.
Bên cạnh đó, đây cũng là lúc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, có sự tiếp xúc với thế giới nên ngoài. Khi đến trường học, trẻ sẽ được mở mang tư duy, tiếp xúc nhiều người từ đó phát triển nhận thức não bộ hoàn chỉnh hơn.
Cũng trong giai đoạn này, kinh nghiệm của trẻ càng phong phú, trẻ được học hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng giúp các dây thần kinh não bộ phát triển, cấu trúc hoàn thiện, IQ cũng được cải thiện nhanh chóng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con chơi các trò chơi thông minh, đòi hỏi sự tư duy như: Khám phá mê cung, xếp hình, lắp ráp,… để trau dồi khả năng quan sát, phân tích và phân biệt của trẻ, cũng như phát triển tiềm năng não bộ.
Cha mẹ hỗ trợ con tốt trong giai đoạn này giúp con sau khi vào cấp 1 có năng lực rèn luyện tư duy ở mức độ nhất định, đầu óc nhạy bén, có khả năng tự học, tập trung và giải quyết được các vấn đề trong học tập.
Sau 3 tuổi, trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn và chịu tác động bởi nhiều thứ. (Ảnh minh họa)
Giai đoạn thứ 3: Trẻ từ 7 - 12 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu vào học cấp 1, mọi kiến thức thực tiễn mà trẻ nhận biết sẽ được não bộ tự động hóa thành hệ thống.
Đây cũng là giai đoạn trẻ lộ rõ sự rối loạn, khiến nhiều cha mẹ thấy khó chịu và bất lực khi con tiếp thu bài chậm, chán nản, không thích học. Thật ra, điều này dễ hiểu bởi trẻ chưa thể tự nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc học.
Nhà tâm lý học phát triển Piaget cũng gọi độ tuổi này là "giai đoạn hoạt động của trẻ".
Trẻ ở giai đoạn này tuy có khả năng tư duy trừu tượng tốt nhưng rất cần sự kiên nhẫn, giảng giải chi tiết và đúng trọng tâm từ cha mẹ và thầy cô. Có như vậy, trẻ mới tiếp thu nhanh và nhớ lâu.
Vì vậy, cha mẹ cần sát sao hơn với con trong việc học và rèn luyện tư duy. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần cho con không gian để có thể vừa học vừa chơi hợp lý, giúp con không cảm thấy chán nản, dễ tiếp thu mọi thứ hơn.
Nguồn: Toutiao