Một lưu ý nữa là nếu uống nước ép trái cây thường xuyên thì bạn cũng nên chú trọng bổ sung chất xơ từ các nguồn thực phẩm khác. Điều này giúp hạn chế tác hại của việc tăng lượng đường và tốt cho tiêu hóa. Đơn giản như việc kết hợp uống nước ép với ăn trái cây nguyên miếng, thêm một chút bã trái cây sau khi ép vào nước ép khi uống.
Nếu muốn tận dụng tối đa dinh dưỡng từ nước ép trái cây, tránh gây hại cho sức khỏe, hãy nhớ 3 điều cần tránh khi dùng loại đồ uống này:
Uống quá nhiều nước ép, dùng thay thế trái cây tươi
Nước ép trái cây không mang đến giá trị dinh dưỡng cao như khi ăn trực tiếp. Một số loại trái cây sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng khi bị ép thành nước. Chưa kể dùng nước ép thay thế trái cây tươi còn làm giảm lượng chất xơ. Bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng cách ép một vài loại hoa quả cùng nhau nhưng tốt hơn hết là nên ăn trái cây trực tiếp.
Các nghiên cứu cho thấy những người uống một hoặc nhiều ly nước ép trái cây mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 21%. Trẻ em có hệ tiêu hóa còn non nớt dễ không dung nạp đường fructose, làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy.
Không nên uống nước ép trái cây vô tội vạ, nước ép để lâu ngay cả khi bảo quản trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)
“Vì trái cây có chứa đường fructose, và đường fructose trong trái cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn bằng cách ép trái cây thành nước trái cây. Chất lỏng được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn chất lỏng, huyền phù và chất rắn, vì vậy một khi trái cây được ép trái cây, đường fructose sẽ được hấp thụ nhanh hơn và nhiều hơn” - bác sĩ Yang Zhexiong giải thích.
Pha nước ép trái cây với một số đồ uống khác
Theo bác sĩ Yang Zhexiong: “Không hiếm trường hợp pha trộn nước ép trái cây với nhiều loại đồ uống khác theo sở thích. Ví dụ như pha nước ép trái cây với rượu bia, nước ngọt, nước tăng lực, sữa… Không kể tới hương vị bị thay đổi, nếu pha trộn mà không có kiến thức dễ gây rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc”
Ví dụ như việc pha nước ép trái cây với sữa - một cách làm phổ biến được ông giải thích: “Hàm lượng axit tartaric trong trái cây với protein trong sữa khi pha trộn với nhau dẫn đến gây trở ngại cho quá trình hấp thụ. Có thể sự kết hợp này còn gây ra đau bụng, đi ngoài đối với những người có dạ dày yếu. Do đó, việc uống sữa và nước ép trái cây cần có sự tách biệt với nhau, ít nhất là 30 phút”.
Dùng thìa kim loại khuấy hoặc hâm nóng nước ép trái cây
Hâm nóng nước trái cây sẽ làm các loại vitamin và khoáng chất dễ bốc hơi, nước ép sẽ dễ dàng mất đi một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin C. Chưa kể, việc hâm nóng còn khiến nước ép trái cây bị giảm, thậm chí biến đổi hương vị theo hướng tiêu cực.
Tương tự, bác sĩ Yang Zhexiong nhắc nhở rằng khuấy nước trái cây bằng thìa kim loại cũng làm giảm dinh dưỡng. “Điều này sẽ dẫn đến phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất, đặc biệt sẽ làm phân hủy nhiều loại vitamin mà chủ yếu là vitamin C”.
Nguồn và ảnh: Top 1 Health. Eat This, Nutrients