Khi một đứa trẻ mới sinh ra, thể chất, trí tuệ của chúng chưa trưởng thành nên không thể tự sinh tồn. Trẻ cần nhờ cha mẹ chăm sóc để có thể lớn lên từng ngày.
Và khi trẻ lớn tới một độ tuổi nhất định, chúng sẽ khao khát được thoát ra sự bảo bọc của cha mẹ để tự do khám phá bằng đôi tay và đôi chân của mình. Đây là quá trình phát triển tự nhiên của con người.
Một số cha mẹ luôn cảm thấy con mình vẫn còn nhỏ nên sợ chúng bị tổn thương, gặp nguy hiểm nên nhiều người có xu hướng thích đưa ra quyết định và làm mọi thứ thay con mình.
Để con cái có cuộc sống tốt đẹp sau khi rời xa cha mẹ, điều tốt nhất là cha mẹ nên trao quyền cho con tự quyết định nhiều hơn.
3. Quy luật lặp đi lặp lại
Nếu chú ý quan sát, cha mẹ sẽ nhận thấy rằng, đôi khi trẻ rất thích làm một số hành động lặp đi lặp lại. Ví dụ, trẻ thích chơi đi chơi lại một món đồ chơi hoặc nghe đi nghe lại một câu chuyện.
Chúng ta biết rằng, khi nhà khoa học Edison phát minh ra bóng đèn điện, ông đã sử dụng 1.600 vật liệu khác nhau để làm thí nghiệm nhằm tìm ra vật liệu thích hợp cho dây tóc.
Thí nghiệm đã thất bại tổng cộng 3.400 lần trước khi thành công.
Quá trình ông phát minh ra đèn điện là một quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần, từ sự thay đổi về lượng đến sự thay đổi về chất. Điều này cũng thể hiện đầy đủ vai trò ý chí của con người.
Tiến sĩ Montessori chỉ ra rằng, thực hành lặp đi lặp lại có thể hoàn thiện quá trình cảm nhận tâm lý của trẻ, đó là "bài tập thể dục trí tuệ".
Do đó, khi cha mẹ thấy con mình đang tập trung làm một thứ gì đó lặp đi lặp lại, tốt nhất họ không nên quấy rầy vì lúc này ý chí và sự tập trung của trẻ đang rất cao độ.
4. Quy luật thưởng phạt
Có rất nhiều vấn đề đằng sau việc khen phạt con cái, nó cũng thể hiện cách dạy con của cha mẹ có khôn ngoan hay không.
Nếu cha mẹ xử lý tốt sẽ khơi dậy lòng nhiệt tình của trẻ, nếu cha mẹ xử lý không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tương lai của trẻ.
Thưởng phạt bằng vật chất là phương pháp giáo dục khá đơn giản, có tác dụng nhanh nhưng lại khó bền lâu.
Nhiều nhà tâm lý học tin rằng: “Trước sự cám dỗ của vật chất, sự thay đổi hành vi của trẻ chỉ mang tính tạm thời, không bền vững. Một khi phần thưởng vật chất không còn, hành vi của trẻ thậm chí còn tồi tệ hơn trước”.
Tiến sĩ Montessori cho rằng, nếu trẻ bị trừng phạt hoặc khen thưởng để ngăn chặn hành vi lệch lạc, trẻ nên ngoan ngoãn vì sợ bị đánh mắng chứ không phải là hành vi do chúng tự ngẫm ra.
Về lâu dài, thông qua việc đưa ra phần thưởng sẽ chỉ khiến trẻ “chỉ làm việc khi có phần thưởng”, ảnh hưởng đến tương lai của chúng.
Dù phần thưởng hay hình phạt lớn đến đâu thì đó cũng là một tác nhân kích thích bên ngoài, khiến đứa trẻ thay đổi điều gì đó. Những thay đổi của đứa trẻ không phải từ tâm nên sẽ không tồn tại lâu.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Albert Adler từng nói: "Mục đích đằng sau của việc thưởng phạt bằng vật chất đó là sự thao túng tâm lý".
Không thưởng không phạt, cách tốt nhất là khuyến khích trẻ. Mọi đứa trẻ đều hy vọng, khao khát được cha mẹ và thầy cô coi trọng. Sự đánh giá cao và khuyến khích sẽ thỏa mãn tâm lý của đứa trẻ.
Làm thế nào để khen ngợi con?
Cha mẹ đừng đưa ra những lời khen chung chung như con thật tuyệt vời, con thông minh quá…, thay vào đó nên chú ý đến quá trình phấn đấu của trẻ, để trẻ biết mình giỏi nhất ở đâu. Hãy để trẻ hiểu rằng quá trình khổ luyện quan trọng hơn kết quả.
Giáo dục con cái chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng, 20% thành công của một người phụ thuộc vào những nỗ lực của họ và 80% phụ thuộc vào sự dạy dỗ của cha mẹ họ.