3. Không để ý tới các nốt ruồi khi tắm
Bác sĩ Giang Mao Hồng, Trưởng khoa Bỏng và Phẫu thuật tạo hình của Bệnh viện quân đội Trung Quốc Bayi (Trung Quốc) cho biết, rất nhiều loại nốt ruồi thực chất là dấu hiệu bệnh ung thư. Ngoài việc rất dễ bị xem nhẹ, bỏ qua thì việc tắm rửa sai cách cũng có thể tác động tiêu cực đến chúng, làm bệnh ung thư đến sớm hơn hoặc diễn tiến nặng hơn.
Điều quan trọng nhất là chúng ta không nên chà xát mạnh hay cố gắng nặn, gãi… các nốt ruồi khi tắm. Dù là các nốt ruồi lành tính, ma sát mạnh thường xuyên có thể dễ gây loét da, dẫn đến xuất hiện ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.
Còn có 3 loại nốt ruồi khả năng rất cao là ung thư da mà chúng ta nên đặc biệt lưu ý. Đầu tiên là nốt ruồi ẩn. Nó thường nằm ở lớp hạ bì bên dưới lớp biểu bì, bề mặt nhẵn bóng, thường không có lông. Bản thân nốt ruồi hiếm khi là ung thư ác tính nhưng nếu chà xát mạnh gây ra viêm nhiễm, tổn thương da sẽ dễ dẫn đến ung thư da khi tiếp xúc môi trường hoặc hóa chất.
Thứ hai là nốt ruồi nổi, thường phân bố trên bàn tay hoặc bàn chân, nhô hẳn ra khỏi da, có bề ngoài phẳng và màu sẫm. Loại nốt ruồi này nếu bị chấn thương, nhiễm trùng dễ chuyển hóa ác tính thì không nên đến các cơ sở làm đẹp không chuyên nghiệp để tẩy, đốt laser.
Cuối cùng là nốt ruồi hỗn hợp. Đây thực chất là khối u dưới da đội lên và nhô cao khỏi mặt da, có mật độ chắc, đàn hồi, màu đỏ hay hồng, sờ hơi nóng, không đau và không có mạch đập. Sau khi xuất hiện nốt ruồi này, bạn thường nên quan sát kỹ, nếu thấy nó to ra, hằn sâu, ngứa, đau hoặc lở loét thì nên kịp thời đến bệnh viện vì khả năng cao là u ác tính.
4. Tắm quá nhiều lần hoặc tắm quá lâu
Dù nam hay nữ cũng có không ít người có thói quen tắm rửa nhiều lần trong ngày, nhất là vào những ngày hè nóng nực. Nhưng đôi khi, sạch sẽ quá mức, tắm quá nhiều lần lại gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nghiên cứu đã được công bố của trường Đại học Asahi (Mexico, Mỹ) chỉ ra việc tắm rửa quá thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Cụ thể, việc tắm nhiều lần khiến da phải chịu nhiều lực tác động khi kỳ cọ, dễ tổn thương, phải tiếp xúc nhiều lần hơn với các hóa chất tẩy rửa, chất hóa học có trong sữa tắm, xà bông hay các loại hóa mỹ phẩm khác.
Một số nghiên cứu khác tại Mỹ và Anh trước đó cũng đã nhắc nhở rằng việc tắm 2 lần mỗi ngày cũng đủ để làm mất đi những chất bảo vệ tự nhiên trên da, khiến da bị sần và khô ráp nếu làm trong thời gian dài. Trong khi làn da chưa đủ thời gian để trở lại trạng thái cân bằng, tự phục hồi sau tổn thương, việc tiếp tục tắm rửa thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da.
Dù tắm rửa là thời gian thư giãn rất tốt, nhưng không nên tắm quá nhiều lần hoặc tắm hàng giờ liền (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, thời gian tắm quá lâu có thể làm tăng lượng tiếp xúc, thẩm thấu của các hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm. Trong khi đa số các sản phẩm này có các thành phần tác động tới hormone, có thể làm rối loạn nội tiết tố nữ. Lâu ngày tích tụ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và một số bệnh ung thư liên quan tới hệ thống sinh sản khác.
Nguồn: Aboluowang, Asian One, Beauty321