Các chuyên gia khuyến khích thức dậy sớm từ 5-6 giờ sáng để cơn thể có nguồn dương khí tốt nhất.
3. Lười vận động
Vừa thức dậy, nếu bạn không chú ý vận động sẽ khiến cơ thể bị trì trệ, thiếu sức sống và tổn hại dương khí.
Ngược lại, nếu duy trì thói quen vận động tập thể dục có thể hỗ trợ giúp dương khí vận hành đầy đủ tới các cơ quan. Trong khi tập luyện, cả cơ thể toát ra mồ hôi, thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, hỗ trợ giảm thấp khí và tăng dương khí.
4. Ăn đồ cay nóng
Ăn sáng bằng đồ cay nóng sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa, dễ gây chướng bụng, đầy hơi dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy, từ đó cũng có thể gây tiêu hao dương khí. Chưa hết, các món cay còn gây ra các bệnh lý về dạ dày, và ảnh hưởng tới việc hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể, khó sinh ra dương khí.
Ăn sáng bằng đồ cay nóng sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa, dễ gây chướng bụng, đầy hơi dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy.
- Ngâm chân là liệu pháp dưỡng sinh hiệu quả của Đông y, nếu thường xuyên ngâm chân, bạn có thể kích thích kinh lạc ở bàn chân, làm dịu cảm xúc tiêu cực, hỗ trợ giấc ngủ, cải thiện dương khí.
- Những loại thực phẩm bạn nên ăn để bồi bổ dương khí bao gồm trà gừng, gan, dạ dày, thịt nạc, chim bồ câu, hạt sen, giá đậu, cà rốt, khoai tây, rau mùi ràu...
- Chúng ta nên duy trì tập thể dục nhịp điệu ngoài trời 30 phút mỗi ngày, dù là chạy bộ hay nhảy dây thì những bài tập này đều tốt và có tác dụng rèn luyện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, dù là vào mùa hè cũng không nên nằm trong điều hòa quá lâu. Bởi hàn khí xâm nhập sẽ khiến dương khí bị hao hụt. Mọi người nên giữ ấm các vùng như đầu, chân và bàn chân... vì đây là các cơ quan không có đủ mô mỡ, khả năng chống chọi với cái lạnh sẽ yếu hơn.