Nói chung, thớt tre và gỗ, hoặc những thớt nằm ở những khu vực rất ẩm ướt, nên được thay thế sau 6 tháng đến 1 năm. Nếu trên thớt xuất hiện những vết nấm mốc, đốm đen thì nên thay ngay và không tiếp tục sử dụng.
3. Giẻ lau, giẻ rửa bát
Giẻ lau và giẻ rửa bát để trong môi trường ẩm ướt lâu dễ tích tụ một lượng lớn vi khuẩn.
Sử dụng giẻ lau và miếng bọt biển rửa bát như vậy để tiếp tục vệ sinh và làm sạch bát đĩa không những không đạt được hiệu quả làm sạch mà còn tăng lượng vi khuẩn trên bát đĩa.
Để đảm bảo an toàn, nên thay giẻ lau và miếng bọt biển rửa bát ít nhất mỗi tháng một lần, nếu có thể bạn cũng nên ân nhắc sử dụng giẻ lau dùng một lần thân thiện với môi trường.
Bạn có thể làm sạch giẻ bằng cách đun với nước sôi,có thể cho thêm ít vỏ trứng vào. Sau khi ngâm trong nước sôi, lấy giẻ và miếng bọt biển ra như bình thường và rửa bằng nước sạch. Điều này không chỉ giúp loại bỏ dầu còn sót mà còn giúp loại bỏ mùi hôi.
4. Dầu ăn
Nhiều gia đình có thói quen mua thùng hoặc can dầu ăn lớn để sử dụng dần. Thời hạn sử dụng của chúng thường là 18 tháng nhưng thời gian này chỉ tương ứng với chai chưa mở nắp.
Sau khi mở dầu ăn, dầu trong đó tiếp xúc với oxy trong không khí, dễ xảy ra phản ứng oxy hóa và tạo ra một số sản phẩm oxy hóa. Đặc biệt là dầu thực vật, càng có nhiều liên kết không no, sau quá trình oxy hóa sẽ tạo thành các phân tử nhỏ xeton, andehit và nhiều chất khác không có lợi cho sức khỏe.
Hơn nữa, chai dầu đã mở nắp và sử dụng quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm mốc. Vì vậy, hãy cố gắng không sử dụng dầu ăn đã mở nắp quá 3 tháng, nếu phát hiện có “mùi hắc” thì nên vứt ngay. Tốt nhất bạn nên mua chai dầu nhỏ để sử dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, dầu ăn nên đặt ở nơi tối và mát, đồng thời phải vặn chặt nắp sau mỗi lần sử dụng.