- Triệu chứng khi bị viêm xoang: Bạn có cảm giác đau đầu. Ho, sốt, có cảm giác bị đè nặng hoặc đau ở trán hoặc mặt. Mũi bị nghẹt và chảy nước mũi, có dịch tiết ra màu xanh hoặc vàng xanh.
- Điều trị dùng thuốc xịt hay nhỏ mũi để giảm cảm giác khó chịu. Nếu bị đau đầu nhẹ có thể dùng thuốc giảm đau. Nếu viêm xoang do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh. Bạn sẽ phải phẫu thuật nếu như điều trị nội khoa không thích ứng, vách ngăn mũi bị lệch, polyp mũi.
- Phòng ngừa: Bạn cần uống nhiều nước để làm loãng dịch trong mũi. Hạn chế rượu bia, các chất kích thích, có cồn. Không tự ý xịt và nhỏ thuốc khi không có đơn chỉ định của bác sĩ. Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Dù không nghiêm trọng nhưng viêm mũi dị ứng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và sinh hoạt thường ngày. Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như lông sâu, bướm, phấn hoa, lông động vật, khói bụi, mạt nhà.
- Triệu chứng: Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do cơ thể giải phóng histamin khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng, tiền sử gia đình mắc bệnh dị ứng… Các triệu chứng khi bị viêm mũi dị ứng là chảy nước mũi, mắt, nghẹt mũi, ngứa mũi, đỏ mắt, hắt xì liên tục. Người bệnh khó thở, mệt mỏi. Tuy không phải bệnh nghiêm trọng nhưng các triệu chứng kéo dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, học tập.- Điều trị: Bạn có thể dùng các loại thuốc kháng histamin, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt nhỏ mũi để giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng khác trong thời gian ngắn.
- Giải pháp: Khi bị viêm mũi dị ứng, cần tăng cường miễn dịch như ăn uống các thực phẩm tươi ngon, uống nhiều nước ép trái cây, ăn nhiều rau xanh. Cần tránh xa những nơi ẩm thấp, môi trường bụi. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng. Bảo vệ vùng tai và họng tốt sẽ giúp mũi khỏe mạnh, giảm bớt nguy cơ bị viêm mũi dị ứng nặng hơn.
Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đó là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: cử động yếu một phần cơ thể, liệt bán hoặc toàn thân, rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ, thị giác suy giảm... Vì thế người bị đột quỵ cần được phát hiện sớm và cấp cứu trong giờ vàng thì ít để lại di chứng sau này.
- Triệu chứng: Khi bị đột quỵ người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy hụt hơi,cử động chân tay khó. Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Đầu đau dữ dội, thị lực giảm, buồn nôn, nôn. Lúc này bạn cảm thấy khó phát âm, nói bị ngọng.
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.
- Giải pháp: Để phòng tránh đột quỵ yếu tố dinh dưỡng, cách thức sinh hoạt khoa học hằng ngày là giải pháp tối ưu nhất. Ở bữa ăn hằng ngày trong gia đình bạn nên ăn nhiều rau quả, trái cây, các loại đậu, thịt trắng, hải sản. Mùa đông thời tiết khắc nghiệt, lạnh thì việc giữ ấm cơ thể luôn phải được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe. Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân.