Sức khỏe

5 cách ăn đào để chữa bệnh, rất nhiều người chưa biết

12/07/2024 07:00

Đào là thứ trái cây rất quen thuộc, không chỉ thơm ngon hấp dẫn mà đào còn là một vị thuốc được sử dụng trong Đông y từ lâu đời.

Theo Đông y, quả đào có vị đắng, ngọt, tính bình. Nó có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết.

Trung bình một trái đào khoảng 147 gram cung cấp cho cơ thể khoảng 50 calo, 0,5 g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15 g carbohydrate, 13 g đường, 2 g chất xơ và 1 g protein. Ăn đào giúp cung cấp 6% nhu cầu vitamin A, 15% nhu cầu vitamin C trong một ngày của cơ thể. Ngoài ra, đào còn chứa nhiều vitamin E, K, B3, folate, sắt, choline, kali, magie, kẽm, phốt pho, đồng...

Loại quả này chứa lutein, zeaxanthin và beta - crytoxanthin có thể giúp hạ kali máu, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, chống viêm da, khô mắt, ngừa táo bón, giảm stress, giúp xương răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa lão hóa...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ quả đào

Chữa kinh nguyệt không đều

Quả đào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó lấy thịt của quả xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), cho thêm nước sôi vào ăn. Mỗi liệu trình 15 ngày.

Chữa đại tiện táo bón, khô miệng

Quả đào tươi 5 quả, rửa sạch ăn sống, hoặc dùng đào khô 5 quả (15g) sắc nước uống. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Trị chứng ra mồ hôi trộm

Quả đào chín tươi 5 quả. Rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50g gạo tẻ, nấu thành cháo ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối. Dùng liền 5 ngày.

Trị ho do lạnh

Đào tươi 3 quả, gọt bỏ lớp vỏ ngoài, thêm 30g đường phèn, hầm cách thủy đến khi nát ra thì bỏ hạt, mỗi ngày dùng 1 lần. Dùng liền 5 ngày.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Quả đào tươi khi ăn gọt vỏ bỏ hạt, mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 1-2 quả.

4 những người nên hạn chế ăn đào

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu xuất huyết

Đối với phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị xuất huyết, tốt nhất không nên ăn. Trường hợp nếu thích, chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 quả để không gây hại gì cho mẹ và bé. Khi ăn cần gọt vỏ để hạn chế lông ở vỏ quả đào gây kích thích ngứa họng hoặc dị ứng.

Người bị nóng trong

Người bị nóng trong với những triệu chứng như: miệng khô, đau họng, chảy máu cam… tốt nhất là không ăn để tránh tình trạng nóng nhiệt càng nghiêm trọng hơn.

Người mới ốm dậy

Người mới ốm dậy thương có chức năng tràng vị tương đối kém thì cũng không nên ăn quá nhiều đào, bởi vì trong đào có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị.

Người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.

Ngoài ra, những người mắc bệnh về da, mề đay trẻ em có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh… cũng không nên ăn nhiều đào.

Theo www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/5-cach-an-dao-de-chua-benh-rat-nhieu-nguoi-chua-biet-c62a1584575.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/5-cach-an-dao-de-chua-benh-rat-nhieu-nguoi-chua-biet-c62a1584575.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 cách ăn đào để chữa bệnh, rất nhiều người chưa biết