Chất lưỡi quá đỏ hoặc đầu lưỡi đỏ: Do sốt cao hoặc viêm nung mủ. Nếu sốt cao không giảm, chất lưỡi từ đỏ chuyển sang đỏ thẫm, trạng thái tinh thần bệnh nhân không yên thì cần đề phòng chứng bại huyết.
Lưỡi đỏ và có gai: Thường thấy ở bệnh nhân sốt cao vài ngày.
Hai bên cạnh lưỡi đỏ: Thường thấy ở bệnh nhân cao huyết áp, cường giáp hoặc đang sốt.
Đầu lưỡi đỏ: Do làm việc quá lâu, cường độ lớn dẫn tới tiêu hao năng lượng quá nhiều, khiến cơ thể thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng khác.
Lưỡi tím ngắt: Do huyết quản dưới niêm mạc lưỡi thiếu ôxy trầm trọng hoặc tuần hoàn máu bị trở ngại, thường gặp ở người viêm nhánh khí quản mạn tính, bệnh ở phổi, suy tim, xơ gan... Lưỡi tím ngắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa và bệnh đường ruột, dạ dày. Một số người bình thường cũng có lưỡi tím.
Lưỡi có màu đỏ xạm hoặc tím lâu ngày: Thường gặp trong các bệnh ung thư, nhất là ung thư thực quản.
Đối với các thiếu nữ, nếu đầu lưỡi hoặc cạnh lưỡi có các đốm sắc tố hoặc lốm đốm những vết ứ đọng màu tím ngắt thì đó là biểu hiện của chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
Quan sát rêu lưỡi:
- Màu sắc rêu lưỡi khác thường
Rêu lưỡi trắng dày và trơn ướt: Thường gặp ở những người bị viêm phế quản, hen, giãn nhánh khí quản. Các bệnh nhân này thường ho nhiều đờm.
Trên đầu lưỡi có lớp rêu vàng dày: Bệnh nhân bị viêm hay loét dạ dày. Lớp vàng nông hay sâu tỷ lệ thuận với mức viêm nhẹ hay nặng. Dạ dày bị nhiệt, làm thương tổn đến tân dịch cũng có triệu chứng như vậy.
Rêu lưỡi có màu xám tro: Cơ thể suy yếu, có bệnh gây sốt hoặc tiêu hóa kém.
Rêu lưỡi có màu nâu: Thường thấy ở người tắc ruột.
Rêu lưỡi màu đen: Là biểu hiện của một số bệnh mạn tính như suy thận, lưng gối đau mỏi, mềm nhũn, váng đầu, ù tai. Đó cũng có thể là dấu hiệu dùng nhiều loại kháng sinh (kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn bình thường sống trên rêu lưỡi, những loại nấm mốc không nhạy cảm với kháng sinh nhân cơ hội này sẽ sinh sôi nảy nở nhiều).
- Hình rêu lưỡi khác thường
Lưỡi như thịt bò: Chất lưỡi có màu đỏ sẫm, rêu lưỡi bị lột trông như miếng thịt bò, thường thấy ở những người thiếu máu cấp tính.
Lưỡi xuyên tâm: Giữa rêu lưỡi có một chỗ trắng rỗng nhỏ, tức rêu lưỡi bị tróc, là biểu hiện của người thiếu dinh dưỡng.
Lưỡi mặt gương: Đầu lưỡi trắng bóng, không có rêu lưỡi, là biểu hiện cơ thể thiếu vitamin B12 hoặc chất sắt. Nếu người bị bệnh lâu ngày có lưỡi mặt gương, và màu sắc rêu lưỡi đỏ thẫm thì cần đề phòng bệnh bại liệt.
Trên đây là 5 dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo bệnh ung thư. Nếu thấy lưỡi của mình có vấn đề hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé.