Những người có tuổi thọ ngắn hơn cũng sẽ có một số biểu hiện rõ ràng, đặc biệt là sự suy giảm sức đề kháng. Khi sức đề kháng kém, vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe, từ đó dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau. Nếu chức năng miễn dịch không được cải thiện kịp thời và tích cực cải thiện chức năng miễn dịch, sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí sẽ làm suy giảm tuổi thọ.
Đặc điểm của người có sức đề kháng yếu là thường xuyên bị ốm vặt, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng tái phát như cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng nấm men. Cũng hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, do lượng vi khuẩn và vi sinh vật có lợi trong đường ruột thấp. Đồng thời dễ bị dị ứng thực phẩm, phát ban và nhiễm trùng da bất thường, vết thương lâu lành, hay mắc các bệnh tự miễn, sức khỏe suy giảm nhanh mỗi khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa…
Bạn có thể cải thiện đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch bằng nhiều cách. Ví dụ như thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể thao thường xuyên…
Y học cổ truyền cho rằng ẩm ướt nặng có thể sinh ra đủ thứ bệnh và càng nghiêm trọng hơn ở chị em phụ nữ. Do phụ nữ vốn có thể chất âm dễ kích động ẩm thấp. Một khi độ ẩm tăng cao thì các chất độc trong cơ thể con người cũng tăng theo, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra chậm lại, cơ thể nhanh bị lão hóa. Y học hiện đại thì cho rằng độ ẩm cơ thể quá cao rất hại cho lá lách và dạ dày.
Chưa kể, những phụ nữ có độ ẩm cao thường gặp vấn đề với tiêu hóa. Những chị em có tình trạng này cũng thường nhạy cảm hơn khi thay đổi thời tiết, dễ bị rối loạn nội tiết tố và có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa. Phụ nữ có độ ẩm nhiều cũng khó giảm cân và thường có hệ miễn dịch yếu hơn. Trong khi cơ thể thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật.
Lưỡi có màu trắng, hai bên mép lưỡi lởm chởm, phân dễ dính vào bồn cầu, tâm trạng xuống dốc khó hiểu, phù nề bất thường, nhạy cảm với cái lạnh… là biểu hiện thường gặp nhất của độ ẩm quá cao.
Giấc ngủ ban đêm không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn diễn ra quá trình sửa chữa, phục hồi các cơ quan khác nhau của cơ thể con người. Nếu chị em thức khuya, các cơ quan không được sửa chữa sẽ luôn hoạt động và có thể suy sụp bất cứ lúc nào, khiến sức đề kháng của con người suy giảm và mắc nhiều bệnh tật. Các chức năng khác nhau của cơ thể cũng suy yếu dần, con người sẽ già đi rất nhanh và giảm tuổi thọ.
Thức khuya, thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn “bòn rút” tuổi thọ (Ảnh minh họa)
Theo phân tích của hệ thống Northwestern Medicine ở Mỹ và Đại học Surrey ở Anh, người hay thức khuya có nguy cơ tử vong sớm hơn 10%. Trong số gần nửa triệu người tham gia phân tích, 4.000 người có nhiều khả năng qua đời trong khoảng thời gian 6.5 năm sau đó. Một phần của vấn đề đến từ việc những người thức khuya cố gắng hòa nhập với nhịp sống của những người ngủ sớm, dậy sớm trong khi thức khuya làm sức khỏe của họ yếu hơn bình thường.
Nguồn và ảnh: Sohu, Woman.tvbs, Sunday More