3. Đòi hỏi
Đây cũng là trường hợp không ít các bậc cha mẹ gặp phải. Khi phụ huynh quá nuông chiều và dễ "đầu hàng" với sự đòi hỏi của trẻ, chúng rất nhanh học được sự ra điều kiện với người lớn. Ví dụ như trẻ đòi mẹ mua đồ chơi, khi không được đồng ý, con nhất quyết không ăn cơm để ép mẹ phải mua cho mình bằng được.
Hành vi này của trẻ cần chấn chỉnh lại ngay. Nếu cha mẹ càng dễ thỏa hiệp với trẻ thì con sẽ dần hình thành tính cách ương bướng, đành hanh. Khi gặp trường hợp này, phụ huynh cần kiên quyết, thể hiện thái độ không hài lòng và giải thích cho con vì sao không đáp ứng nhu cầu của trẻ. Nếu không ngăn chặn tình trạng này, khi lớn lên trẻ sẽ trở thành người ích kỷ, bất mãn, không biết tốt xấu, luôn muốn mọi người phải theo ý mình.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên bỏ thói quen hứa hẹn với trẻ. Ví dụ như "Con ăn cơm đi, mẹ sẽ mua áo mới cho"... Những hành động như thế này sẽ rất nhanh dạy trẻ học được cách ra điều kiện.
4. Bắt nạt
Trẻ con thường thích làm theo ý mình và không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Đặc biệt là trong nhóm bạn của con. Khi chúng cùng thích một món đồ chơi nào đó, các con thường tranh giành và không ngại làm tổn thương nhau. Lúc này, phụ huynh cần làm trọng tài công tâm giữa các con. Đặc biệt cần nghiêm khắc trước hành vi làm tổn thương người khác của trẻ. Hành vi này có thể là lời nói và cả hành động.
Không chỉ vậy, nhiều đứa trẻ con tỏa ra hả hê, thích thú trước sự đau khổ, nỗi buồn của người khác… Ví dụ như trong xóm có 1 bé không có bố, con thường lấy sự thiệt thòi của bạn đó để trêu chọc, mỉa mai. Đây là 1 hành vi đáng sợ, báo hiệu tính cách vô cảm, dần dần không cảm nhận được những cảm xúc cơ bản của con người. Vì vậy, cha mẹ cần chấn chỉnh trẻ nghiêm túc và dành thời gian bên cạnh, quan tâm, chia sẻ với trẻ nhiều hơn.
5. Nói dối
Nói dối không phải lúc nào cũng là hành vi vô hại. Bạn chỉ có thể nghĩ vậy khi con còn quá nhỏ. Nhưng nếu bạn bỏ mặc hành vi này mỗi khi trẻ nói dối, nó có thể trở thành bệnh mãn tính và gây ra nhiều vấn đề khi chúng lớn lên. Nếu bạn không muốn hậu quả xấu xảy ra, hãy giải quyết hành vi đó ngay lập tức.
Trưởng thành là cả một quá trình dài mà trong đó không thể thiếu những đoạn đường gập ghềnh. Nếu vì chiều con mà bỏ qua những hành vi xấu thì đó không phải là cách dạy con tốt nhất.
Trẻ nhỏ rất hay quan sát nhìn và học theo người lớn xung quanh, nhất là bố mẹ và người thân trong gia đình. Vì vậy, khi bạn làm gương tốt cho con trong vấn đề hành vi, trẻ sẽ dễ dàng học hỏi và tự biết cách chấn chỉnh bản thân.