5 thói xấu “tiếp tay” cho bệnh tiểu đường nhưng càng trẻ tuổi càng dễ mắc

Ngọc Ái, | 20/10/2023, 17:40
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Một trong những lý do khiến bệnh tiểu đường trẻ hóa nhanh là những thói quen xấu trong cả ăn uống lẫn sinh hoạt hàng ngày.

Dù vì lý do gì thì thức khuya cũng là thói quen “tàn phá” sức khỏe rất nhanh (Ảnh minh họa)

Tạp chí của Hiệp hội Bác sĩ Hoa Kỳ (American College of Physicians, viết tắt là ACP) vừa công bố thói quen thức khuya làm tăng 19% nguy cơ bị tiểu đường. Nghiên cứu này được thực hiện trên 63.676 điều dưỡng trong độ tuổi 45 - 62 tuổi không có tiền sử ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường trước đó. Bởi thức khuya có thể khiến khả năng đề kháng insulin của cơ thể sẽ bị tổn hại, sử dụng glucose bị giảm sút, cơ thể sử dụng đường trong máu không hiệu quả, chất béo tích tụ nhiều hơn gây ra bệnh tiểu đường type 2.

Tương tự, ngủ không đủ giấc mỗi đêm có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bởi trong khi bạn ngủ, cơ thể sẽ sửa chữa các mô bị tổn thương, hình thành ký ức và thực hiện các chức năng trao đổi chất. Khi thiếu ngủ, cơ thể không thể chuyển hóa glucose hiệu quả và độ nhạy insulin giảm.

4. Tâm trạng tiêu cực, căng thẳng kéo dài

Với sự phát triển của xã hội, nhịp sống của chúng ta ngày càng nhanh, áp lực cuộc sống, công việc, học tập của những người trẻ tuổi cũng ngày càng tăng. Khi đối mặt với áp lực từ mọi mặt, chúng ta chắc chắn sẽ đẩy mình vào trạng thái chán nản, cáu kỉnh trong cảm xúc. Nếu tâm trạng không tốt kéo dài, não sẽ kích thích cơ thể tiết ra một số hormone gây cản trở quá trình chuyển hóa insulin, dễ gây ra bệnh tiểu đường.

Đặc biệt là nếu căng thẳng kéo dài thì nguy cơ tiểu đường sẽ tăng lên đáng kể. Bởi căng thẳng đẩy cortisol (hormone gây căng thẳng do tuyến thượng thận tạo ra) lên cao, có thể cản trở các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, khiến chúng tạo ra ít insulin hơn. Khi insulin ít, cơ thể xử lý glucose (đường) kém hiệu quả, dẫn đến có quá nhiều đường trong máu. Đồng thời, nó có thể phá vỡ thói quen hàng ngày và nhịp sinh học bình thường của cơ thể, gây béo phì, kháng insulin và cuối cùng là bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, căng thẳng hoặc các cảm xúc tiêu cực khác còn dễ gây ra rối loạn ăn uống, tăng cân và béo phì - những yếu tố nguy cơ cao của tiểu đường.

5. Lười vận động, ngồi lâu một chỗ

Lười tập thể dục và thường xuyên ngồi lâu hơn 30 phút là những yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường type 2.

Ngồi lâu và lười vận động còn dẫn đến béo phì, do trong cơ thể có quá nhiều tế bào mỡ, không nhạy cảm với insulin nên tuyến tụy cần sản xuất nhiều insulin hơn để chuyển hóa đường, làm tăng áp lực công việc lên tuyến tụy. Nếu tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin kịp thời sẽ gây rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể con người, dẫn đến bệnh tiểu đường.

5 thói xấu “tiếp tay” cho bệnh tiểu đường nhưng càng trẻ tuổi càng dễ mắc - Ảnh 3.

Dù chỉ là những bài tập thở, giãn cơ đơn giản tại nhà cũng có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường (Ảnh minh họa)

Lối sống ít vận động không chỉ làm tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo hơn mức bình thường mà còn làm giảm độ nhạy của hormone insulin. Do đó, các tế bào ít có khả năng tiếp nhận glucose hơn và lượng đường dư thừa lưu thông trong máu có thể làm hỏng các mạch máu và các cơ quan.

Điều này gây ra những thay đổi về độ nhạy insulin, tăng tổng lượng cholesterol và chất béo trung tính. Thay đổi tiêu cực chức năng trao đổi chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Trong khi tim mạch cũng là bệnh lý nền làm tăng nguy cơ hình thành - tiến triển của bệnh tiểu đường.

Nguồn và ảnh: Sohu, webMD, Aboluowang

Theo Phụ nữ Việt Nam
https://phunuvietnam.vn/5-thoi-xau-tiep-tay-cho-benh-tieu-duong-nhung-cang-tre-tuoi-cang-de-mac-20231019205022427.htm
Copy Link
https://phunuvietnam.vn/5-thoi-xau-tiep-tay-cho-benh-tieu-duong-nhung-cang-tre-tuoi-cang-de-mac-20231019205022427.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 thói xấu “tiếp tay” cho bệnh tiểu đường nhưng càng trẻ tuổi càng dễ mắc