Ảnh minh họa
Tỏi chứa nhiều allicin cùng một số hoạt chất như ajoen, liallyl sulfide… có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều chủng vi khuẩn, virus gây viêm xoang. Bên cạnh đó, tỏi cũng giúp chống oxy hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời trên, bạn nên ăn mỗi ngày 3 – 4 tép tỏi sống hoặc nấu nước tỏi xông mũi. Ngoài ra, có thể làm rượu tỏi bằng cách: Lấy 200g tỏi giã nhỏ, ngâm với 250ml rượu trắng, ngâm trong nửa tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 20ml rượu tỏi trước khi ăn.
Chữa viêm xoang tại nhà bằng nghệ
Nghệ giàu curcumin, nghệ mang lại nhiều tác dụng quý cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người đang bị viêm xoang.
Cách chữa viêm xoang tại nhà bằng nghệ khá đơn giản. Bạn hãy lấy 1 ly nước nóng, thêm vào đó 1/2 muỗng bột nghệ và 1 muỗng mật ong. Dùng thìa khuấy cho các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn rồi uống. Duy trì uống mỗi ngày 1 ly nước nghệ mật ong để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.
Chữa viêm xoang tại nhà bằng lá lốt
Trong tinh dầu lá lốt có chứa hoạt chất kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm một cách an toàn. Trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc, bạn có thể thử khắc phục bệnh tại nhà bằng lá lốt.
- Cách 1: Lá lốt rửa sạch với nước muối, vò nát rồi cuộn tròn lại. Nhét vào bên lỗ mũi bị viêm 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần để nhanh thấy kết quả.
- Cách 2: Xay nhuyễn lá lốt rồi lọc lấy nước cốt nhỏ vào lỗ mũi 2 giọt. Day nhẹ rồi xì mũi để tống khứ hết dịch nhầy trong xoang ra ngoài. Kết hợp mẹo này với những cách chữa viêm xoang tại nhà khác để tăng công dụng điều trị.
Các phòng ngừa viêm xoang và viêm xoang tái phát
Ảnh minh họa
Đối với người lớn
- Tránh để nhiễm trùng đường hô hấp trên bằng cách: giảm thiểu tiếp xúc với những người bị cảm lạnh; giữ ấm cơ thể; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước bữa ăn.
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp như lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa...
- Không tiếp xúc với khói thuốc lá và không khí ô nhiễm. Khói thuốc lá và các chất gây ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng gây viêm phổi và đường hô hấp của bạn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm. Nếu không khí trong nhà bạn khô, thêm độ ẩm vào không khí sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang. Tuy nhiên, cần đảm bảo máy tạo độ ẩm được vệ sinh thường xuyên để máy luôn sạch và không có nấm mốc sinh sôi.
Đối với trẻ em
- Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng chai xịt nước muối.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô.
- Không để trẻ hít phải khói thuốc lá cũng như các tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
- Hạn chế cho trẻ đi bơi hoặc lặn ở các hồ bơi chứa clo để không gây kích ứng mũi và xoang của trẻ.
- Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước.
- Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng để khám và điều trị đúng cách.
- Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đặc biệt là tiêm vaccine ngừa cúm và các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi do phế cầu...).