Rèn luyện kỹ năng hợp tác như thế nào cho hiệu quả?
Để tạo lên một sự hợp tác tốt, bạn cần giao tiếp tốt, quản trị tốt cảm xúc và tôn trọng sự khác biệt.
Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng cần thiết để tạo sự kết nối giữa các thành viên trong đội nhóm.
Để giao tiếp tốt, bạn cần biết lắng nghe tích cực, nghĩa là, không chỉ nghe những gì mà đồng nghiệp nói mà còn phải tập trung suy ngẫm, không xét nét và hiểu những gì ý nghĩa của lời nói, thậm chí là những ẩn ý đăng sau đó. Nếu chưa hiểu, bạn hãy đặt câu hỏi và làm rõ ngay. Nếu cuộc nói chuyện kéo dài, hãy dành thời gian để tóm tắt những ý chính trước khi bắt đầu một chủ đề khác.
Giao tiếp bằng văn bản cũng quan trọng không kém việc giao tiếp bằng lời, nhất là khi làm việc từ xa. Các thông điệp bạn đưa ra cần phải được soạn thảo cẩn thận và đòi hỏi một nỗ lực lớn bởi các văn bản này sẽ được lưu lại. Bên cạnh đó, giao tiếp bằng văn bản cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng và tạo được cảm tình đối với đồng nghiệp.
Giao tiếp bằng lời nói trong môi trường tập thể rất quan trọng. Bạn cần phải chia sẻ quan điểm của bạn một cách ngắn gọn và tôn trọng những bất đồng, những khía cạnh thiết yếu của việc giao tiếp bằng lời nói.
Giao tiếp phi ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến việc giao tiếp của bạn, bao gồm cơ thể, giọng điệu, tốc độ nói. Cùng một câu giống nhau, nếu được truyền tải theo hai cách khác nhau sẽ khiến người nghe có thể hiểu theo các ý khác nhau. Hãy cân nhắc những gì bạn nói và cách bạn truyền đạt thông điệp cho đồng nghiệp.
Trí tuệ cảm xúc là một trong những kỹ năng mềm được tìm kiếm nhiều nhất ở hầu hết mọi nơi làm việc. Đó là khả năng nhận thức và quản lý cảm xúc của bản thân, nhận ra cảm xúc của người khác và phản ứng một cách thích hợp, cũng như là áp dụng cảm xúc của mình một cách hợp lý vào trong công việc.
Khi một thành viên trong nhóm trở nên ủ rũ, bắt đầu bắt bẻ một thành viên khác trong nhóm, người có trí tuệ cao sẽ nhận ra sự cáu kỉnh này có thể bắt nguồn từ cảm giác quá tải. Từ đó, đưa ra lời khuyên nghỉ ngơi hoặc ra tay hỗ trợ người này xử lý bớt công việc. Ngay cả các vấn đề tiêu cực khác như sự lười biếng, hay chống đối cũng được những người có EQ cao tìm ra nguyên nhân và giải quyết triệt để.
Trí thông minh cảm xúc có thể trau dồi, rèn luyện từng ngày nếu hiểu và thực hành đúng như khả năng phục hồi; không dễ bị xúc phạm; không chỉ trích cá nhân; có thể nhận ra những cảm xúc tiêu cực và loại bỏ nó ngay khi cần thiết; có sự tò mò cao; khả năng đồng cảm; khả năng thấu hiểu; kỹ năng giải quyết xung đột.
Trong mỗi tập thể, một điều bạn cần phải rèn luyện là loại bỏ định kiến ngầm và thể hiện sự tôn trọng đối với đồng nghiệp của mình. Bạn có thể sẽ làm việc với nhiều người, nhiều chi nhánh, ở nhiều nơi, nhiều thành phố khác nhau, những nước khác nhau. Bạn cần phải chú ý đến những hành vi hoặc quyết định, có thể là tiềm ẩn những hành động phân biệt đối xử một cách tinh vi như ngó lơ đồng nghiệp, nhận xét sau lưng đồng nghiệp…
Tôn trọng sự khác biệt như: Giao tiếp cởi mở; Tôn trọng các vấn đề vùng miền, tôn giáo; Xây dựng và quản lý kỳ vọng; Tạo điều kiện cho những cuộc thảo luận nhóm; Ủng hộ việc tận dụng thế mạnh của từng cá nhân; Xây dựng sự kết nối và đồng thuận chung; Đề cập đến những quan điểm, lập trường của tất cả các thành viên trong nhóm.
Tóm lại, kỹ năng hợp tác cho phép bạn làm việc hướng tới mục tiêu chung với những người khác. Bạn cần phải rèn luyện mỗi ngày về khả năng giao tiếp, trí tuệ cảm xúc và tôn trọng sự khác biệt của đồng nghiệp để củng cố thái độ và tâm thế hợp tác của bản thân. Trong mọi hành động cử chỉ của bạn đều thể hiện bạn sẵn sàng phối hợp tốt với đồng nghiệp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, sẵn sàng kết nối để đạt hiệu quả cao nhất.