Cách giáo dục này sẽ cắt đứt cảm giác an toàn của trẻ, khiến nội tâm của trẻ bị sợ hãi, khép kín trái tim. Khi nhìn vào con cái bạn thấy điều gì? Là thành tích học tập trong học kỳ này hay là nhìn thấy chính bản thân chúng, một đứa con bé bỏng?
Có nhiều bậc cha mẹ mỗi khi gặp con điều họ nhắc đến đều chỉ là những câu như "hôm nay làm kiểm tra được bao nhiêu điểm?", "phiếu liên lạc đâu?",... Sự lơ là, thiếu quan tâm đến cảm xúc của con sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân dần vô giá trị, trừ việc học ra, bản thân trong mắt cha mẹ không là gì cả.
Bạn đã không tâm sự với con bao lâu rồi? Hãy nhớ, con người luôn luôn quan trọng hơn sự việc. Hãy quan tâm hơn đến trẻ, hiểu trẻ, khuyến khích trẻ, và trẻ sẽ thưởng cho chúng ta nhiều phần quà mà bạn không ngờ tới.
5. Nghi ngờ
Hành động này sẽ cắt đứt hy vọng của trẻ về tương lai.
Mỗi khi giao tiếp với trẻ, chúng ta thường nghi ngờ rằng chúng đang nói dối. Tuy rằng người lớn thường hay thốt ra câu: "Trẻ em không biết nói dối". Nhưng họ cũng thường tự mình nghiêm nghị, chất vấn một đứa trẻ rằng: "Trẻ em thì không được nói dối đâu đấy!"/
Nghi ngờ không làm cho trẻ em tốt hơn, nhưng niềm tin thì có thể. Những đứa trẻ có thể sẽ không làm được tốt như những gì mà bạn kỳ vọng, nhưng nếu có được sự tín nhiệm, thì ít ra chúng sẽ vẫn cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hãy thử một lần, chẳng cần làm gì nhiều, chỉ cần nhẹ nhàng nói một câu từ tận tấm lòng, rằng: "Mẹ tin con!". Bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xuất hiện.
6. Mỉa mai
Cách giáo dục này sẽ chặt đứt lòng tốt và sự ngây thơ của đứa trẻ. Vì những lời mỉa mai giống như một con dao bén, cứa vào tâm hồn trẻ.
Có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng những lời nói đó sẽ giúp trẻ "thức tỉnh" và nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng không, nó chỉ càng hủy hoại con cái nhanh hơn mà thôi. Khi giáo dục trẻ em, chúng ta không nên sử dụng những ngôn từ tiêu cực để kích thích sự tiến bộ. Những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này sẽ cảm thấy thiếu tình yêu thương, về sau có thể sẽ trở thành một kẻ bất hiếu.
7. Nuông chiều
Hành động này sẽ chặt đứt khả năng và sự khiêm tốn của trẻ. Biến trẻ thành người kiêu căng, ngạo mạn và hồ đồ!
Sự khác biệt giữa nuông chiều và chấp nhận chính là ở 2 chữ "quy tắc". Chúng ta chỉ nên chấp nhận, cảm thông khi trẻ có những sai lầm không vượt quá giới hạn. Một khi đã chạm đến giới hạn, thì bậc phụ huynh cần có những biện pháp răn dạy nghiêm khắc để con phân biệt được đúng sai.
Nếu chúng ta cứ nuông chiều trẻ thái quá, làm việc gì cũng không có quy tắc, không nghĩ đến cảm nhận của những người xung quanh thì chắc chắn sau này chúng sẽ biến thành những "đứa trẻ to xác". Không những hại chính bản thân chúng mà còn liên lụy đến xã hội.
***
Trong số 7 sai lầm trên, tốt nhất là chúng ta không nên phạm phải.
Có nhiều khi với ý định tốt, nhưng chúng ta đã làm nó theo những cách thức sai lầm. Rõ ràng là yêu thương, nhưng lại vô tình làm tổn thương con trẻ! Chúng ta cắt đi đôi cánh của chúng, nhưng lại luôn miệng bảo chúng hãy bay.
Đã đến lúc các bậc phụ huynh như chúng ta phải thay đổi rồi. Trẻ em cần học để phát triển tốt hơn, và bây giờ cha mẹ cũng vậy. Hãy đồng hành cùng con tiến bộ nhé!