Việc giáo dục con cái là một quá trình gian khổ và đầy thử thách. Nó đòi hỏi cha mẹ phải có sự kiên nhẫn và bền bỉ cao độ, phải học cách kiềm chế cảm xúc.
Thế giới của trẻ em luôn đầy rẫy những tò mò, chúng có thể hỏi bạn vô số câu hỏi tại sao: "Mẹ ơi, tại sao bầu trời xanh và cỏ xanh? Bố ơi, tại sao chim bay được còn con thì không? Mẹ ơi, tại sao con sói to lớn xấu xa trên TV lại ăn thịt cừu?". Lúc này, cha mẹ không được nóng nảy, trả lời qua loa hoặc la mắng con.
Có nhiều câu hỏi chứng tỏ trẻ rất ham học hỏi. Nếu cha mẹ không quan tâm và trả lời thiếu nghiêm túc, trẻ sẽ dần mất hứng thú học tập, rất bất lợi cho sự phát triển về sau.
4. "Chịu chi" lời khen ngợi trẻ
Mỗi đứa trẻ đều mong muốn được công nhận và trở thành niềm tự hào của cha mẹ. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc từ tận đáy lòng và có thêm động lực để làm mọi việc. Khi con làm tốt điều gì đó, cha mẹ không nên keo kiệt những lời khen ngợi để con tự tin và nỗ lực tiến bộ hơn!
Tuy nhiên, khen ngợi một cách chung chung không có lợi cho sự phát triển mà còn khiến trẻ cảm thấy hụt hẫng. Cha mẹ cần chỉ ra lý do cụ thể khi khen con và nói một cách chân thành nhất. Như vậy, trong tương lai trẻ mới tự tin làm nhiều việc tốt để được nhận những lời khen.
5. Sẵn sàng "sử dụng" trẻ
Trẻ em ngày nay là những đứa con cưng của cha mẹ. Gấp quần áo, bày bát đĩa, dọn phòng... mọi việc lớn nhỏ đều được bố mẹ làm mà không để con cái can thiệp. Họ nghĩ điều này giúp con cái tập trung hết mình cho việc học, nhưng thực tế, sự nuông chiều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.
Nếu cứ tiếp tục như vậy, con cái sẽ mất hoàn toàn khả năng tự chăm sóc bản thân và chỉ biết dựa dẫm vào cha mẹ. Thậm chí, các em còn cảm thấy mọi việc cha mẹ làm cho mình đều là chuyện đương nhiên, không hề biết ơn và học cách báo đáp. Tình yêu thương quá mức của cha mẹ sẽ khiến chúng trở nên kiêu ngạo, độc đoán và ích kỷ. Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ không bao giờ có được chỗ đứng trong xã hội!
6. "Chịu chi" sự khiêm tốn để buông bỏ một cách thích hợp
Mỗi khi trẻ có một ý tưởng mới, cha mẹ sẽ dùng kinh nghiệm của bản thân để đánh giá xem nó đúng hay sai, điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Nếu trẻ không tâm phục khẩu phục, họ sẽ dùng câu này để thể hiện uy quyền: Mẹ biết nhiều hơn con, con phải nghe lời mẹ!
Cha mẹ có ý tốt muốn bảo vệ và không muốn con đi theo con đường sai lầm. Nhưng người lớn cần biết rằng, đôi khi bạn càng ngăn cản thì con cái càng trở nên nổi loạn. Vì vậy, cha mẹ phải học cách buông bỏ một cách phù hợp và để con tự mình khám phá, hiểu biết. Có thể con đường mà bạn cho là sai lầm, không phù hợp thực sự có thể mở ra một thế giới mới cho con.
7. "Chịu chi" lời yêu thương
Không thể phủ nhận rằng cha mẹ nào cũng yêu thương con sâu sắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hoặc chịu thể hiện được tình cảm của mình, chỉ để con tự cảm nhận. Cha mẹ dễ dàng bỏ qua sức mạnh của ngôn ngữ.
Cha mẹ nên nói với con thường xuyên hơn những lời như "Bố yêu con nhiều lắm" và "Con sẽ luôn là đứa con ngoan của bố mẹ" để con tiếp nhận tình yêu thương một cách trực quan hơn. Những đứa trẻ được sống trong môi trường yêu thương cũng sẽ trở nên ấm áp, tốt bụng, lạc quan và tích cực.