Adolf Hitler và những đam mê thời trẻ

16/12/2023, 19:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong cuộc đời của Adolf Hitler có nhiều sự kiện cho thấy y là con người rất tài năng. Số phận của y có thể đã khác, nếu y chọn một con đường phát triển khác. Y đã không trở thành họa sĩ, mặc dù rất say mê hội họa và vẽ rất đẹp.

Adolf Hitler và những đam mê thời trẻ - 3

Bức “Nhà hát opera” ở Vienna của Adolf Hitler.

Suýt ăn đạn của một người lính Anh

Câu chuyện xảy ra với người lính Anh Henry Tandey có thể là một giai thoại thông thường mà Adolf Hitler rất muốn tin. Nhưng nó vẫn chiếm một vị trí nhất định trong tiểu sử của quốc trưởng, mặc dù các nhà sử học chứng minh rằng họ không thể gặp nhau, vì vào ngày xảy ra câu chuyện, họ có mặt ở những địa điểm khác nhau. Câu chuyện như sau.

Một lần, trên chiến trường, Hitler suýt bị người lính Anh Henry Tandey bắn chết. Khi Adolf quay lại, y nhìn thấy khẩu súng chĩa thẳng vào mình, nhưng không nghe thấy tiếng nổ. Tandey nói quả thật anh đã tha mạng cho một số binh lính địch, nhưng không biết liệu Hitler có nằm trong số đó hay không, vì anh không nhớ mặt họ.

Còn Adolf thì đọc được bài báo viết về Tandey và, có lẽ, đã nhận ra anh ta nên giữ bài báo này cho riêng mình. Trên bức tường dinh thự của Hitler có treo bức tranh vẽ một người lính Anh đang cõng một người lính bị thương. Theo Adolf, bức tranh này mô tả những sự kiện có thật đã xảy ra với y, còn người lính Anh chính là Henry Tandey.

Trong một lần gặp gỡ với Hitler, cựu Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhìn thấy bức tranh và hỏi nó vẽ ai. Hitler bèn kể cho ông nghe câu chuyện về một người lính Anh đã cứu mạng y, đúng vào lúc y không còn hy vọng được gặp lại nước Đức quê hương nữa. Quốc trưởng nhờ Neville Chamberlain chuyển lời cảm ơn của mình và Neville Chamberlain đã làm điều đó. Nhưng ông không tìm thấy Tandy ở địa chỉ được ghi.

Không giải ngũ sau Thế chiến thứ nhất

Những biến cố quân sự đầu tiên của Thế chiến thứ nhất khiến chàng lính trẻ Adolf Hitler bị sốc. Trong trận Ypres ở Bỉ, chỉ sau ba tuần, gần như toàn bộ đại đội đầu tiên đã bị tiêu diệt. Sau khi trận chiến kết thúc, trung đoàn của Hitler còn lại 611 người trong số 3.600 người, còn đến mùa đông - chỉ còn 42 người. Theo nhà sử học quân đội John Keegan, Adolf rơi vào trạng thái trầm cảm cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Sau khi ra viện, Hitler không xuất ngũ mà được phân công làm lính gác ở một trại tù binh, rồi làm liên lạc viên. Đây là thời kỳ hỗn loạn và Hitler đã chọn cách chờ thời cơ mà không đứng về bên nào. Y khuyên các quân nhân khác cũng nên làm như vậy, và không có gì ngạc nhiên là họ nghe theo lời khuyên của y. Hitler đã thể hiện một tài năng khác - tài ăn nói và thuyết phục.

Adolf Hitler công khai bày tỏ quan điểm chống Cộng của mình và chính điều này đã thu hút được sự chú ý của Carl Mayer, Trưởng phòng Tuyên truyền và Giáo dục của Bộ Tham mưu lực lượng vũ trang Đức ở Bayern. Sau đó, y tham gia các khóa học về tư duy dân tộc do Mayer tổ chức. Sau 10 ngày, nhờ đạt được thành tích đáng kinh ngạc về khả năng hùng biện, Hitler hoàn toàn chiếm được cảm tình của Mayer và trở thành hướng dẫn viên đội tuyên truyền chống Cộng. Y được tuyển mộ làm điệp viên để gây ảnh hưởng đến những người lính khác và thâm nhập vào Đảng Công nhân Đức.

Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Adolf mất rất nhiều thời gian theo dõi những người trong Đảng Công nhân Đức. Lúc bấy giờ, y hiểu rằng y gần gũi với những tư tưởng bài Do Thái và phản Mác-xít của nhà lãnh đạo đảng Anton Drexler. Dưới ảnh hưởng của Anton Drexler, Hitler gia nhập đảng vào tháng 9/1919. Y cũng nghiên cứu những tư tưởng của Karl Marx, Nietzsche và các triết gia khác, nhưng từ thời điểm đó y trở thành người đấu tranh chống lại chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Cộng sản.

Adolf Hitler và những đam mê thời trẻ - 4

Hãng Ford vẫn hoạt động ở Đức trong chiến tranh.

Quan hệ thân mật với hãng Ford của Mỹ

Những người thân của Quốc trưởng khẳng định rằng y có quan hệ gần gũi với nhà triệu phú Mỹ Henry Ford. Đến nỗi trong phòng làm việc của Quốc trưởng có treo bức chân dung của Ford, còn Ford thì giúp đỡ vật chất cho đảng của Hitler.

Ford ủng hộ quan điểm của Quốc trưởng và, có lẽ vì vậy đã chiếm được tình cảm của y, thậm chí còn được trao tặng huân chương “Đại bàng Đức”. Ngay cả trong những năm chiến tranh, các nhà máy của Ford vẫn tiếp tục sản xuất những chiếc xe tải chuyên dụng phục vụ nhu cầu của quân đội. Đồng thời, các loại ôtô con vẫn được sản xuất, bất chấp thời kỳ khó khăn, chúng vẫn được quảng cáo.

Tổng cộng, có 50.000 ôtô đã  được sản xuất, chiếm tới 60% trang bị kỹ thuật của “Ford” trên toàn mặt trận. Đây là những chiếc ôtô hạng nặng 2 và 3 tấn, nửa xích, xe địa hình Ford Typ EG. Nếu không có Ford, quân đội Đức sẽ không có đủ trang bị.

Heinrich Ford ra sức phủ nhận mối quan hệ gần gũi của mình với việc sản xuất ôtô ở Đức, thế nhưng hãng này vẫn trả hàng triệu USD tiền bồi thường cho những người bị bóc lột trong các nhà máy của ông ta trong chiến tranh.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/adolf-hitler-va-nhung-dam-me-thoi-tre-c415a1527703.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/adolf-hitler-va-nhung-dam-me-thoi-tre-c415a1527703.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Adolf Hitler và những đam mê thời trẻ