Nên cho cơm nguội vào tủ lạnh và đậy nắp kín khi bảo quản. Không để cơm lâu quá 8 tiếng – như vậy, nên giải quyết món cơm nguội ngay trong vòng 8 tiếng kể từ khi nấu.
Không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm nguội trong quá trình bảo quản vì dễ khiến cơm bị thiu. Không nên hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm. Không nên tích trữ quá nhiều cơm nguội dồn lại mới ăn bởi như vậy cơm không còn dưỡng chất nữa.
Nếu nhà có nhiều cơm thì hãy đem sấy hoặc phơi cho khô, sau đó hấp lại. Đó là món ăn khá hấp dẫn, là món khoái khẩu của nhiều người. Nên bỏ đi loại cơm nguội đã có mùi ôi, chua vì nếu ăn vì “tiếc của” có thể bạn sẽ bị ngộ độc thức ăn.
Lưu ý khi hâm nóng cơm nguội
Để hâm nóng lại cơm nguội, bạn cũng cần chú ý một số điều sau:
- Nếu hấp cơm nguội cùng với cơm nóng thì nên hấp tại một góc nồi, tuyệt đối không nên đảo đều phần cơm hấp với cơm mới. Khi cơm chín đều mới nên xới đều 2 loại cơm cùng nhau.
- Nếu hấp riêng cơm nguội trong nồi cơm điện cần cho một chút nước vào và bật nút nấu. Đợi vài phút, cơm sẽ nóng trở lại như mới nấu.
- Nếu hấp/hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, nên cho cơm nguội vào bát thủy tinh, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại (không để màng bọc tiếp xúc trực tiếp với cơm) rồi mới cho vào lò vi sóng.
Ngoài ra, khi hấp/hâm nóng cơm bằng lò vi sóng, bạn cũng có thể cho cơm nguội vào tô, phủ lên đó một chiếc khăn giấy ẩm, rồi mới cho vào lò vi sóng và ấn nút hoạt động lò. Như vậy cơm nguội sẽ không bị khô mà vẫn đủ nóng.