Cô Hilim sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng người bản địa ở Ấn Độ. Do sự cô lập về địa lý, người dân nơi đây có cuộc sống khó khăn, vất vả, trái ngược với nền kinh tế đang bùng nổ tại Ấn Độ.
Nhiều gia đình trong làng Karhe buộc phải cho con nghỉ học để làm thêm hỗ trợ gia đình. Đến tuổi đi học cũng là lúc những đứa trẻ sẵn sàng làm việc trên đồng ruộng.
Tuy nhiên, cô Hilim không muốn những đứa trẻ trong làng phải chịu đựng vòng luẩn quẩn của nghèo khó qua nhiều thế hệ nên muốn thúc đẩy các em tiếp tục học tập và tự quyết định cuộc sống của mình. Cô giáo thường kể câu chuyện của bản thân, khi đã đấu tranh với khó khăn để trở lại dạy học, làm minh chứng cho sức mạnh của lòng quyết tâm.
Anh Eknath LaxmanHarvate, một nông dân có con đang theo học tại lớp của cô Hilim, chia sẻ: Các con tôi thích đi học nhưng gia đình không đủ tiền cho việc này. Dù vậy, tôi vẫn muốn các con có tương lai tốt đẹp hơn. Tôi sẽ tiếp tục cho các con theo học cô Hilim.
Dù việc dạy học tương đối ổn định, cô Hilim vẫn còn trăn trở do nhiều gia đình vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của giáo dục. Đến mùa gặt, họ kéo những đứa trẻ từ lớp học lên nương, rẫy phụ giúp gia đình. Cô Hilim mong muốn một ngày có thể tự di chuyển đến nhà học sinh, động viên phụ huynh cho con cái đi học.
“Tôi nghĩ rằng không có chân tay thì tôi chẳng là gì cả nhưng sau đó tâm trí tôi trở nên vững vàng. Tôi quyết định rằng tôi có thể làm mọi thứ và tôi sẽ làm mọi thứ vì học sinh thân yêu”, cô Hilim chia sẻ.