Kết quả nghiên cứu mới cho thấy các nhà khoa học có thể đã mắc một chút sai lầm khi cố tìm kiếm màu sắc thật của 2 hành tinh bằng những kỹ thuật của thế kỷ trước.
Họ phát hiện Sao Hải Vương đã hứng nhiều sai lầm nhất, khi dữ liệu ánh sáng từ các hình ảnh đầu tiên được chỉnh nhiều nhằm hiển thị các đám mây, dải và gió, từ đó cho ra màu xanh quá đậm một cách giả tạo.
Trong khi đó, Sao Thiên Vương sẽ trắng hơn một chút nếu được chiếu sáng rõ ràng, do bầu khí quyển chuyển động chậm.
Khi màu sắc được điều chỉnh trở lại "nguyên bản", một sự thật khác giật mình được hé lộ: Hai hành tinh gần như giống hệt nhau. Nếu nhìn rất kỹ mới thấy Sao Thiên Vương có màu nhạt hơn một chút.
Điều này cũng gợi ý về một giả thuyết đã được đặt ra trước đây: Hệ Mặt Trời sinh ra các hành tinh khá giống nhau, trước khi chúng tiến hóa và trở nên quá khác nhau.
Trong đó, Sao Kim và Trái Đất được coi là một cặp song sinh hoàn hảo thời cổ đại, đều là hành tinh đá có kích thước không quá chênh lệch và cùng nằm trong "vùng sự sống".
Còn ở nơi xa xôi kia, hai hành tinh khí là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng ra đời cùng cách và giống hệt nhau.