Ba kích giúp đàn ông chống rối loạn cương dương

Hà Thuỷ | 16/09/2023, 18:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Theo Y học cổ truyền, vị thuốc ba kích có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp… Vị thuốc ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, thường được sử dụng giúp đàn ông chống rối loạn cương dương.

cay-ba-kich.jpeg
Ba kích giúp đàn ông chống rồi loạn cương dương.

Cây ba kích

Ba kích là loại cây leo, dài hàng mét, rễ dài, mập. Thân non màu tím, có lông, thân già nhẵn, màu nâu. Lá mọc đối, hình mác, lúc non màu lục, sau già màu trắng mốc, hai là mặt có lông dày hơn ở mặt dưới, lá kèm mỏng.

Hoa mọc tập trung ở đầu cành thành tán, khi nở có màu trắng sau hơi vàng, đài hình chén, tràng hoa có ống ngắn, nhị bốn.

Quả ba kích có hình cầu, rời hoặc dính nên, có màu đỏ khi chín

Mùa hoa quả vào khoảng tháng 5 – 10 hàng năm.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở các tỉnh trung du và núi thấp phía Bắc gồm Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh Tuyên Quang, thường gặp trong rừng thưa, ven đồi.

Hiện nay, cây ba kích đã được thuần hóa và phát triển trồng ở một số tỉnh với kết quả rất tốt, nhất là trong các mô hình vườn, trang trại với cách thức trồng xen để khai thác làm vị thuốc.

Rễ ba kích được thu hoạch vào tháng 7 - 10, khi lá gốc đã rụng. Rễ lúc này chứa nhiều hoạt chất như anthraglucosid, các iridoid glucosid, các sterol, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn..., tinh bột, đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C.. Rễ đào về rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng hoặc hấp độ 1/2 giờ rồi mới phơi hoặc sấy khô.

Khi gần khô, đập nhẹ cho rễ bẹp để lộ lõi nhỏ bên trong, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô. Khi dùng, cần ủ hoặc ngâm rễ trong nước độ 1/2 -1 giờ cho mềm (thịt sẽ dễ bóc và dễ thái), rồi sao tẩm. Tẩm muối dùng để bổ thận; tẩm mật để bổ dưỡng chung và bổ phổi; tẩm rượu chữa tê thấp.

ba-kich-tim-va-trang.jpeg
Hình ảnh ba kích tím và trắng.

Các bài thuốc hiệu quả bổ sung tinh khí

Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt đối với người cao tuổi, làm đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, tăng cơ lực, giảm đau mỏi. Đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, ba kích làm tăng sức dẻo dai và cải thiện khả năng giao hợp.

Ngoài ra, ba kích còn tăng cường sức chống đỡ của cơ thể đối với yếu tố độc hại và có tác dụng chống viêm rõ rệt.

Y học cổ truyền coi ba kích là một vị thuốc bổ thần kinh và tinh khí, trợ dương, trừ phong thấp chữa bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, lưng gối đau mỏi, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Người lớn, nhất là từ 30 tuổi trở lên dùng rất tốt.

Thuốc bổ: Ba kích (10g), kim anh (10g), tua sen (5g), đại hồi (2g) Ba kích bỏ lõi, kim anh bỏ ruột (phần lông và hạt bên trong quả), thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 - 3 lần trong ngày.

Ba kích (200g), hoàng tinh (25g), đảng sâm (10g), thục địa (10g), đường kính (100g), rượu 30 (1 lít). Ba kích đập giập, bỏ lõi, phơi khô, thái nhỏ, sắn với 1 lít nước còn 100 ml. Đảng sâm, hoàng tỉnh, thục địa thái nhỏ, ngâm với 100 - 200 ml rượu trong 15 - 20 ngày (càng lâu càng tốt).

Thuốc bổ thận, cố tinh hoàn: Ba kích (60g), tục đoạn (40g), cẩu tích (40g), hạt sen (40g), kim anh (20g), tua sen (20g), hoài sơn (20g), mẫu lệ nướng (10g). Tất cả đem tán bột mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 - 20 viên, chia làm hai lần.

Theo kinh nghiệm dân gian, ở những vùng có ba kích mọc hoang dại, nhân dân thường đào rễ về, rửa sạch, thái nhỏ, nấu lẫn với thịt gà ăn cho khỏe, chóng lại sức, nhất là đối với người cao người mới ốm dậy, phụ nữ mới đẻ.

Ngày uống 12 - 20g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc rượu ngâm. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Tuy nhiên, người âm hư hỏa vượng, hay táo bón, không nên dùng ba kích.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba kích giúp đàn ông chống rối loạn cương dương