- Tránh nói lớn hoặc hát to quá lâu. Nếu trong trường hợp bạn thật sự cần phải nói trước đám đông lớn, hãy cố gắng sử dụng micro hoặc loa nhé.
- Hít không khí ẩm: Sử dụng máy làm ẩm để giữ cho không khí trong nhà hoặc văn phòng ẩm. Bạn có thể hít hơi từ một bát nước nóng hoặc vòi sen nóng.
- Uống nhiều nước: Việc này sẽ giúp cho cổ họng của bạn luôn được ẩm ướt và giảm kích ứng. Tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê và các loại gia vị cay.
- Sử dụng kẹo ngậm hoặc xịt họng để làm dịu cổ họng và giảm ho. Hạn chế tự ý sử dụng thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết trong các dây thanh âm.
Nếu các triệu chứng khàn tiếng của bạn kéo dài hơn hai tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra xem có nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn không. Bạn cũng nên đi khám ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng như:
- Khó thở
- Ho ra máu
- Sốt cao không hạ
- Đau rát họng tăng dần trong nhiều tuần
Bác sĩ có thể kiểm tra thanh quản của bạn bằng bằng cách sử dụng một ống soi nhỏ có camera và ánh sáng để chụp hình ảnh các dây thanh âm khi bạn nói. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm khuẩn, hoặc thuốc corticosteroid để giảm viêm.
Bạn cũng có thể được chỉ định trị liệu giọng nói để học cách giảm thiểu các hành vi làm tổn thương giọng nói. Trong một số trường hợp khi không đáp ứng với những cách điều trị trên, căn cứ vào tổn thương, bạn có thể cần phẫu thuật.