Ăn 300 gram thịt và ít nhất 3 quả trứng mỗi ngày. Điều này tương đương với việc đưa những thực phẩm giàu protein trở thành thực phẩm chính trong bữa ăn mỗi ngày thay vì tinh bột như chúng ta vẫn thường làm.
- Kiểm soát lượng tinh bột hấp thụ:
Cố gắng kiểm soát lượng tinh bột hấp thụ, đặc biệt là các loại gạo trắng, bánh mì, bánh ngọt... Đồng thời cũng nên hạn chế uống rượu.
- Tích cực tiêu thụ chất béo chất lượng cao:
Để giảm lượng tinh bột nạp vào cơ thể, nên bổ sung đủ chất béo và năng lượng bằng các loại bơ, dầu ăn tốt cho sức khoẻ như dầu ô liu, dầu dừa, dầu mè, dầu hạt lanh... Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại dầu có chứa chất béo chuyển hoá.
Bác sĩ Mizuno Masato giải thích, áp dụng các nguyên tắc này này có thể mang lại cảm giác no và hạn chế việc ăn vặt hay những thực phẩm không có lợi khác cho sức khoẻ. Thay vì nạp những thực phẩm giàu carbohydrate như gạo và bánh mì để lấp đầy dạ dày, bạn sẽ bổ sung protein tốt cho cơ thể, giúp lượng đường trong máu không tăng một cách đột biến và hỗ trợ giảm cân.
Tại sao lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến béo phì?
Kyoko Adachi, Chủ tịch Hiệp hội Thực hành Dinh dưỡng lâm sàng Nhật Bản và cũng là chuyên gia quản lý dinh dưỡng cũng chỉ ra cơ chế: Sau khi ăn vào một lượng lớn carbohydrate, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh. Lúc này cơ thể sẽ tiết ra insulin để hạ đường huyết và lượng đường không được tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành chất béo và gây ra béo phì.
Cùng với đó, Nobuyuki Watanabe, giám đốc Phòng khám Kozo tại Nhật Bản cũng cho biết, nhiều người cho rằng bơ và các loại dầu khác là nguyên nhân chính khiến cơ thể béo phì và không tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, khi những loại thực phẩm này đi vào cơ thể con người không trực tiếp trở thành mỡ. "Thủ phạm" gây tăng cân cũng như hình thành mỡ nội tạng thực chất chính là lượng đường trong máu chính là việc ăn quá nhiều bánh mì trắng và gạo.
Nguồn: edh.tw