Bài học từ 'Luật đuổi rắn' và 3 hành vi cha mẹ cần nêu gương để cuộc đời con tránh được sóng gió

Ứng Hà Chi, | 26/12/2023, 05:52
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hãy nhận diện kiểu hành vi của cha mẹ khiến cuộc đời con gặp nhiều sóng gió.

Cha mẹ hay nóng giận khiến trẻ mất tự tin, nhụt ý chí, ngại thử thách

Giáo sư Lý Mai Cẩn (Trung Quốc) từng phát biểu: "Hành vi và tâm lý của một đứa trẻ sẽ phản ánh những trải nghiệm trong quá khứ và có liên quan mật thiết đến cách nuôi dạy con cái".

Môi trường mà một đứa trẻ lớn lên sẽ quyết định phần lớn con đường trẻ đi trong tương lai. Cách hòa hợp và giải quyết vấn đề của gia đình thường ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Thất bại lớn nhất của cha mẹ là lo lắng những chuyện vụn vặt mà không coi trọng vấn đề then chốt làm thay đổi quỹ đạo cuộc đời.

Nhiều đứa trẻ không nhận được sự động viên, an ủi từ cha mẹ khi mắc lỗi sai mà thay vào đó là sự lăng mạ. Theo thời gian, khi gặp khó khăn, trẻ sẽ né tránh, không dám tâm sự vì lo sợ. Cuối cùng, việc nhỏ sẽ biến thành chuyện lớn, có thể hủy hoại cuộc đời của trẻ.

Chỉ những gia đình có bầu không khí vui vẻ, ấm áp mới có thể tạo nên sự tự tin, dũng cảm để con tiến về phía trước. Muốn nuôi dạy con cái lớn lên có tương lai, thay vì cho vàng bạc, hãy cho con ý chí vững vàng, dám đối mặt với mọi thử thách.

Tai hại luật đuổi rắn trong mỗi gia đình: Con cái lớn lên kém cỏi vì cha mẹ có 3 HÀNH VI - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Nếu cha mẹ không từ bỏ thói quen xấu sẽ không thể dạy trẻ tính kỷ luật

Đứa trẻ như một cây non, môi trường gia đình chính là nguồn nước tưới tắm trẻ phát triển. Nếu chất lượng nước quá kém, cây con không những không thể phát triển mà còn có khả năng tàn lụi vĩnh viễn. Ngược lại, nếu cung cấp đủ nước, cây sẽ xum xuê, cho ra nhiều trái thơm.

Trong giáo dục gia đình cũng vậy. Nếu bản thân cha mẹ không rèn luyện những thói quen tốt sẽ không bao giờ nuôi dạy thành công những đứa trẻ. Cha mẹ chính là tấm gương soi chiếu của con cái. Cách cha mẹ cư xử hàng ngày chính là khuôn mẫu cho con. Cha mẹ muốn dạy dỗ đứa trẻ có tính tự giác thì trước tiên cần thay đổi hành vi, thói quen của mình.

Chẳng hạn nếu cha mẹ chỉ chơi điện thoại di động và xem ti vi khi rảnh rỗi, đừng phàn nàn vì sao con không thích đọc sách và lười biếng. Nếu nhà cửa bừa bộn, cha mẹ đừng trách con không sạch sẽ, biết làm việc nhà.

Còn khi cha mẹ yêu thích đọc sách và biết hoàn thiện bản thân sẽ tự nuôi dưỡng nên đứa trẻ giàu kiến thức, không ngừng học hỏi. Hay cha mẹ tập thể dục thường xuyên sẽ tạo nên đứa trẻ có thể lực tốt, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe. Cha mẹ siêng năng và nghiêm túc với bản thân sẽ giáo dục nên đứa trẻ tự giác, có quyết tâm, có mục tiêu trong cuộc sống. Những thói quen tốt chính là yếu tố then chốt cho tương lai của trẻ.

Chuyên gia Giáo dục Laura Markham cho biết: "Những quy tắc nuôi dạy con cái quan trọng nhất là tập trung vào bản thân các bậc phụ huynh. Trước tiên, cha mẹ phải giải quyết được vấn đề của chính mình trước khi thiết lập mối quan hệ cha mẹ và con cái lý tưởng".

Cách giáo dục tốt nhất cho trẻ thực ra rất đơn giản, chỉ bằng lời nói và việc làm thiết thực. Trong một gia đình, nếu quy tắc được thiết lập, cha mẹ làm gương, nghiêm chỉnh trong nói và làm sẽ trở thành tấm gương tốt cho con. Giáo dục là một hoạt động bao gồm việc giúp đỡ người khác và chính mình.

Theo Đời sống & Pháp luật
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tai-hai-luat-uoi-ran-trong-moi-gia-inh-con-cai-lon-len-kem-coi-vi-cha-me-co-3-hanh-vi-a397322.html
Copy Link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tai-hai-luat-uoi-ran-trong-moi-gia-inh-con-cai-lon-len-kem-coi-vi-cha-me-co-3-hanh-vi-a397322.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài học từ 'Luật đuổi rắn' và 3 hành vi cha mẹ cần nêu gương để cuộc đời con tránh được sóng gió