Cháo sắn dây gạo tẻ
Thành phần: Bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g.
Cách thực hiện: Gạo ngâm nước một đêm, đem nấu cùng bột sắn thêm một chút đường để ăn.
Công dụng: Phù hợp cho tình trạng bệnh nhân sốt, mệt mỏi, kiết lỵ, ăn uống kém.
Nước rau má sắn dây
Thành phần: Rau má tươi 20-30g, bột sắn 20g.
Cách dùng: Rau má rửa sạch, giã nát thêm 100-200ml nước sôi, gạn lấy nước hòa với bột sắn uống, có thể thêm đường cho dễ uống.
Tác dụng: Dùng khi bệnh nhân sốt, mụn nhọt, kiết lỵ ra máu, nóng trong hay khát nước.
Nấu chè bột sắn dây
Thành phần: Bột sắn dây 3 thìa, nước 200ml, đường trắng 2 thìa.
Cách dùng: Cho nước, bột sắn dây, đường vào trong nồi, quấy đều cho đến khi bột sắn không còn vón cục. Đặt lên bếp đun nhỏ lửa, dùng thìa đũa quấy đều, đun đến khi bột sắn quánh lại, chuyển sang màu trắng trong thì tắt bếp.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bột sắn dây:
Bài viết của BS Vũ Duy Thành đăng tải trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây:
Lựa chọn nguồn cung cấp sắn dây uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh mua hàng giả.
Trẻ em, phụ nữ mang thai, cơ thể bị lạnh, mệt mỏi, người động thai, người có bụng yếu, tiêu chảy, chân tay lạnh không nên dùng.
Mỗi ngày chỉ nên uống 01 ly sắn dây, pha với lượng đường vừa phải.