Để hiểu rõ bản thân, nhiều người thường sử dụng đa dạng các phương pháp như tham khảo ý kiến bạn bè, xem tử vi, hoặc thực hiện trắc nghiệm tính cách. Trong số đó, trắc nghiệm Enneagram nổi bật với 9 kiểu tính cách, giúp xác định tính cách chính, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó phát triển toàn diện trong sự nghiệp và cuộc sống. Vậy bài trắc nghiệm này sẽ mang những đặc trưng như thế nào?
Vào giữa thế kỷ 20, bài trắc nghiệm Enneagram đã được nghiên cứu và phát triển bởi nhà triết học Nam Mỹ Oscar Ichazo. Đến những năm 1970, bài trắc nghiệm đã được các bác sĩ tâm thần sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu tâm lý, tính cách và hành vi của con người. Theo đó, nhà trị liệu tâm lý và chuyên gia về Enneagram Ian Morgan Cron định nghĩa đây là một hệ thống 9 kiểu tính cách con người thường dùng để bảo vệ bản thân, khám phá thế giới và xây dựng những mối quan hệ trong cuộc sống.
Theo ông Cron, mỗi một kiểu tính cách trong hệ thống Enneagram đều có một động lực cốt lõi trực tiếp ảnh hưởng đến hành động, suy nghĩ và cảm nhận của chúng ta. Với bài trắc nghiệm Enneagram, chúng ta không chỉ xác định được kiểu tính cách chủ đạo chi phối suy nghĩ và hành động của mình, mà còn có thể khai mở tối đa tiềm năng, phát triển toàn diện dựa trên đặc trưng tính cách, học cách kết nối với mọi người xung quanh, xây dựng những mối quan hệ lành mạnh trong công việc và cuộc sống.
Mỗi loại tính cách trong hệ thống Enneagram là tổng hợp của các hành vi, động cơ, mong muốn và nỗi sợ hãi chúng ta thường thể hiện trong những tình huống khác nhau. Để xác định nhóm tính cách Enneagram của bản thân, bạn có thể thực hiện một số bài trắc nghiệm phổ biến như: Integrative Enneagram Questionnaire (iEQ9), Riso-Hudson Enneagram Type Indicator (RHETI) và Quick Enneagram Sorting Test (QUEST). Hãy cùng ELLE tìm hiểu về 9 loại tính cách trong hệ thống Enneagram sau đây.
Người cầu toàn (The Perfectionist/The Reformer) là những người quy củ, luôn sống có , hành động theo kế hoạch và trình tự đã được định sẵn. Họ luôn nỗ lực để sống liêm khiết, chính nghĩa, hạn chế tối đa việc gây ra lỗi lầm và rất ghét bị đổ lỗi. Trong công việc, họ là những người đồng nghiệp có trách nhiệm, đáng tin cậy, luôn giúp đỡ bản thân và mọi người trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình.
Tuy nhiên, vì “tôn thờ” chủ nghĩa hoàn hảo, người cầu toàn thường rất nghiêm khắc với bản thân và mọi người, có xu hướng đưa ra những quan điểm cứng nhắc và hay chỉ trích, phán xét người khác. Với những người cầu toàn, đánh mất sự ngay thẳng của bản thân là điều đáng xấu hổ nhất.
Đúng như tên gọi, người giúp đỡ (The Helper) trong bài trắc nghiệm tính cách Enneagram là những người rộng lượng, chân thành, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người thân trong mọi tình huống. Họ thường rất ấm áp, luôn quan tâm đến người khác và xem trọng những mối quan hệ xung quanh mình.
Mong muốn lớn nhất của họ là được chấp nhận và yêu thương. Vì vậy, đôi khi họ sẽ phá vỡ những cần thiết, đánh mất nhu cầu của bản thân để làm hài lòng người khác. Với người giúp đỡ, điều đáng sợ nhất là cảm giác không được người khác trân trọng, yêu thương.
Chăm chỉ, quyết tâm và khao khát thành công là đặc trưng của người tham vọng (The Achiever). Đồng thời, họ sở hữu khả năng giao tiếp tốt, có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Ngoài ra, họ còn được biết đến là những người nghiện công việc và có tính cạnh tranh cao.
Động lực sống của họ đến từ việc được xã hội công nhận, trọng vọng, được những người xung quanh khâm phục, ngưỡng mộ, nên họ thường rất quan tâm đến hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Nỗi sợ lớn nhất của người tham vọng là sự thất bại, bị người khác coi thường và đánh giá thấp. Vì vậy, họ luôn cố gắng chinh phục những mục tiêu lớn lao mình đã đặt ra để khẳng định giá trị của bản thân, có vị thế cao trong xã hội.
Theo bài trắc nghiệm tính cách Enneagram, người cá tính (The Individualist) là những người , tiên phong và luôn biết cách thể hiện bản sắc cá nhân. Với mong muốn trở thành những cá thể độc đáo và khác biệt nhất, họ thường có xu hướng phá vỡ những quy tắc truyền thống, những chuẩn mực xã hội để khẳng định bản thân.
Mang khát khao trở thành trung tâm, những người cá tính thường có tính khí thất thường, “sáng nắng chiều mưa” và quan tâm thái quá đến cảm xúc của bản thân. Với người cá tính, đánh mất bản sắc cá nhân là điều đáng xấu hổ nhất.
Xem thêm
Người lý trí (The Investigator) còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “người điều tra”, “giáo sư” và “tiến sĩ” vì niềm đam mê mãnh liệt với tri thức. Họ là những người cực kỳ thông minh, có hiểu biết sâu rộng, luôn tò mò về thế giới xung quanh, muốn tìm hiểu và phân tích đến tận cùng bản chất của mọi vấn đề.
Tuy nhiên, những người thuộc kiểu tính cách này thường khá trầm lắng, thích dành nhiều thời gian để ở một mình với những suy tư trong lòng. Vì vậy, đôi khi họ gặp nhiều khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc cá nhân và hòa nhập với mọi người. Mong muốn lớn nhất của người lý trí là trở nên , uyên bác. Ngược lại, nỗi sợ lớn nhất của họ là cảm thấy bản thân bất tài, vô dụng.
Đây là một trong những kiểu tính cách phổ biến nhất của bài trắc nghiệm Enneagram. Chân thành, tận tụy và luôn trân trọng những mối quan hệ xung quanh mình là đặc trưng của những người trung thành (The Loyalist). Ngoài ra, họ còn là những người thực tế và luôn giữ chữ tín.
Vì có xu hướng yêu thích sự chắc chắn và an toàn tuyệt đối, những người trung thành thường lo lắng, hoảng loạn khi bất ngờ rơi vào những tình huống nguy hiểm, “ngàn cân treo sợi tóc”. Vì vậy, họ còn được biết đến là những người hay lo xa, luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy đến.
Theo bài trắc nghiệm Enneagram, đặc trưng của những người nhiệt huyết (The Enthusiast) là sự hướng ngoại, tích cực và vui vẻ. Họ không muốn bị gò bó, ghét cảm giác buồn bã và tổn thương. Vì vậy, họ vô cùng hứng thú khi được phiêu lưu đến những vùng đất mới, luôn giữ cho bản thân bận rộn và tràn đầy năng lượng để thực hiện những điều làm mình vui vẻ, hạnh phúc.
Điểm yếu của người nhiệt tình là sự bốc đồng, thiếu kiên nhẫn, nhanh chán và dễ bị xao nhãng trong công việc. Để khắc phục này, họ cần học cách lập kế hoạch, tuân thủ nguyên tắc và tìm kiếm động lực để kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Thẳng thắn, mạnh mẽ và trách nhiệm là những tính cách đặc trưng của người thách thức (The Challenger). Trong 9 kiểu tính cách của bài trắc nghiệm Enneagram, họ được xem là những nhà lãnh đạo bẩm sinh khi sở hữu sự tự tin, quyết đoán cùng khả năng giải quyết vấn đề và kiểm soát tình huống tốt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, người thách thức có thể trở nên cứng đầu, độc đoán và hung hăng. Không thích bị người khác kiểm soát hay sai bảo, họ luôn khát khao được dẫn đầu, nắm quyền trong mọi tình huống. Chính vì điều này, người thách thức thường tỏa ra nguồn năng lượng khiến mọi người xung quanh e sợ, dè chừng.
Đúng như tên gọi, người ôn hòa (The Peacemaker) thường mang tính cách dịu dàng, cởi mở và thân thiện. Là những người ưa chuộng hòa bình, họ luôn là nhân tố quan trọng giúp giữ hòa khí, tránh xung đột trong những với bạn bè, người thân. Đứng trước những tình huống căng thẳng, người ôn hòa có xu hướng tìm kiếm sự hòa giải và thỏa hiệp, cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Trong nhiều trường hợp bất khả kháng, họ có xu hướng hy sinh lợi ích của bản thân, sẵn sàng để người khác kiểm soát mình để giữ hòa khí.
Tuy nhiên, người ôn hòa cũng giống như một quả bom nổ chậm. Nếu liên tục thỏa hiệp, nhẫn nhịn và kiềm nén những cảm xúc trong lòng quá lâu, họ sẽ dễ “bùng nổ” vì giận dữ. Nỗi sợ lớn nhất của người ôn hòa là sự cô đơn, gặp mâu thuẫn và bị cắt đứt quan hệ với những người khác. Ngược lại, mong muốn của họ là được sống yên bình, cân bằng và ổn định về mặt tinh thần.