Bảng tuần hoàn hóa học liệu có dài mãi?

Đặng Vũ Tuấn Sơn | 18/02/2015, 05:35
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Còn bao nhiêu nguyên tố hóa học chưa được tìm ra? Đó là một câu hỏi mà không chỉ các nhà khoa học mà ngay những người ngoại đạo, những trí thức được trang bị kiến thức cơ bản về vật lý và hóa học cũng nhiều người đặt ra. Để trả lời câu hỏi đó thật chính xác, chắc chắn chúng ta còn tiếp tục chờ đợi sự tiến bộ của khoa học trong nhiều năm nữa. Tuy nhiên, viễn cảnh về một bảng tuần hoàn cứ kéo dài mãi liệu có phải sẽ có thể xảy ra hay không? Chúng ta hãy cùng xem xét.



Thế nhưng lại có một vấn đề nữa. Như chúng ta vừa nhắc tới, hạt nhân càng nặng thì tỷ lệ số neutron so với số proton (N/Z) càng lớn, hay là số lượng neutron nhiều hơn số lượng proton càng lớn. Bản thân neutron vốn không bền. Chúng chỉ bền khi liên kết trực tiếp với proton trong hạt nhân nguyên tử, còn khi đứng độc lập chúng sẽ bị phân rã Beta, trở thành một proton, một electron và một phản neutrino. Cái đó là tác dụng của loại tương tác cơ bản thư tư chúng ta nhắc tới: tương tác yếu. Khi hạt nhân nguyên tử có quá nhiều neutron so với proton thì sẽ có nhiều khả năng có các neutron bị cách li hoàn toàn khỏi proton, và phân rã Beta khi đó có cơ hội xảy ra. Sự phân rã này làm cho hạt nhân trở nên không bền, nó sinh ra những hiện tượng phóng xạ hoặc phân hạch. Hạt nhân càng nặng thì càng không bền chính vì lí do như vậy. Các hạt nhân có số proton gần 100 trở lên đều không tránh khỏi hiện tượng đó, chúng được gọi là các nguyên tố phóng xạ.

Cho tới đầu năm 2015, trong bảng tuần hoàn hóa học chúng ta có thể thấy nguyên tố có số hiệu cao nhất là 118. Tuy vậy trên thực tế thì không ít nguyên tố phóng xạ thậm chí không bền tới mức không thể tìm thấy trong tự nhiên mà chỉ có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm (chúng ta cũng không nên quên rằng ngày nay các máy gia tốc hạt lớn của thế giới có thể tạo ra điều kiện không kém, hay thậm chí còn hơn cả điều kiện trong loi các ngôi sao nặng nhất). Sau khi được tạo thành chúng sẽ phân rã rất nhanh. Vậy nên, cho dù sâu dưới lòng đất hay ở những nơi khắc nghiệt nhất vũ trụ đi nữa, việc tồn tại các nguyên tố có tới vài ba trăm proton là không thể vì vẫn luôn có sự tham gia của các tương tác cơ bản như nêu trên.

Như vậy có thể kết luận chắc chắn rằng bảng tuần hoàn hóa học không thể dài mãi, nó đã hoặc sắp dừng lại. Dù vậy, với sự kết hợp những tính chất phong phú của các nguyên tố và hợp chất hóa học thì lĩnh vực này cho tới nay vẫn còn rất nhiều điều cho khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Tháng 2 năm 2015
Đặng Vũ Tuấn Sơn

Vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn trích dẫn Thienvanvietnam.org khi bạn sử dụng bài viết này.

Theo thienvanvietnam.org
https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=868:bang-tuan-hoan-hoa-hoc-lieu-co-dai-mai&catid=13&Itemid=151
Copy Link
https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=868:bang-tuan-hoan-hoa-hoc-lieu-co-dai-mai&catid=13&Itemid=151
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảng tuần hoàn hóa học liệu có dài mãi?