(1) Để trẻ chia sẻ những trải nghiệm của mình
Ăn và ngủ là trạng thái thư giãn của mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy trẻ rất thích tâm sự với bố mẹ trong bữa ăn, chẳng hạn như những chuyện vui buồn chúng gặp ở trường và một số tâm sự của bản thân chúng.
Lúc này, cha mẹ nên tham gia nhiều hơn vào sự chia sẻ của con, khuyến khích con thể hiện bản thân nhiều hơn, để con cảm thấy được trân trọng và quan tâm. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong việc xây dựng sự tự tin.
Nếu trẻ sống nội tâm và không thích nói chuyện, cha mẹ có thể bắt chuyện trước và nói một số điều thú vị, vui vẻ để không khí bàn ăn bớt im lìm hơn.
Ảnh minh họa
(2) Chỉnh sửa cách cư xử trên bàn ăn của trẻ
Người ta thường nói, tính cách của một người được thể hiện qua món ăn và cách nhìn của người đó được thể hiện qua bàn ăn.
Bàn ăn tuy chỉ là một không gian nhỏ nhưng lại là nơi dễ bộc lộ bộ mặt thật của một con người nhất.
Những thói quen tốt được trau dồi từng chút một bắt đầu từ thời thơ ấu. Cha mẹ thực sự có tầm nhìn xa trông rộng nên dạy con ăn uống đúng cách và giáo dục tốt ngay từ khi còn nhỏ.
Khi ăn uống, cha mẹ có thể rèn luyện cho con một số kỹ năng sống như giúp mẹ bày bát đĩa, bê các món hay dọn bàn sau bữa ăn.
Bạn cũng có thể quan sát xem con mình có mắc lỗi nào trong cách cư xử trên bàn ăn và sửa chữa kịp thời, chẳng hạn như bàn trẻ lau có sạch không, trẻ có mắc thói quen xấu khi gắp đồ ăn, bới đồ ăn không, trẻ có xu hướng chạy xung quanh và la hét...
Bàn ăn không phải là bàn họp và không nên là nơi cha mẹ chỉ trích con cái.
Chúng ta không cần phê phán, la mắng con trong giờ ăn, thay vào đó, chúng ta có thể tận dụng cơ hội này để nâng cao mối quan hệ với con.
Khi mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, cha mẹ có thể đưa ra ý kiến, đề xuất cho con và con sẽ dễ chấp nhận hơn.