Không chỉ vậy, việc hút thuốc và uống rượu nếu duy trì trong thời gian dài không chỉ gây tổn thương cho gan mà còn làm suy giảm chức năng thận. Bởi những chất độc hại có trong khói thuốc và rượu có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng nặng nề tới quá trình hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Đồng thời, uống quá nhiều rượu có thể thúc đẩy quá trình sản sinh ra các gốc tự do cũng như quá trình oxy hoá khiến thận tổn thương, tăng khả năng viêm nhiễm cũng như tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
2. Thường xuyên nhịn tiểu, ít uống nước
Những người thường xuyên nhịn tiểu có nhiều khả năng mắc bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận, viêm thận mãn tính hoặc nhiễm độc niệu. Nước tiểu ứ lại trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn có hại, gây ra các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang. Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận qua một ống dẫn.
Cùng với đó, nếu uống quá ít nước cũng sẽ vô tình khiến thận không kịp đào thải các chất độc hại trong cơ thể, nước tiểu sẽ có nồng độ khoáng chất và chất thải cao hơn. Điều này có thể kích thích quá trình hình thành sỏi thận và ảnh hưởng đến chức năng thận. Đồng thời, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng mất nước rõ ràng, sức khoẻ có thể bị ảnh hưởng, gây ra tắc nghẽn trong việc bài tiết nước tiểu, nguy cơ sỏi thận cao hơn.
3. Tự ý sử dụng thuốc
Những người thường xuyên tự ý sử dụng thuốc, dùng sai cách, lạm dụng thuốc... cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh thận tăng lên đáng kể. Một số loại thuốc như kháng sinh nhóm Aminoglycoside, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang, một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc… có thể gây tổn thương thận, đặc biệt nếu dùng trong thời gian dài.
4. Thường xuyên thức khuya
Đêm là thời gian tốt nhất để thận nghỉ ngơi, điều chỉnh và tự sửa chữa. Nếu không giữ thói quen nghỉ ngơi điều độ sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dài sẽ khiến thận tổn thương, suy giảm chức năng.
Ngoài ra, việc thức khuya cũng sẽ khiến cơ thể đối diện với những vấn đề về sức khoẻ khác như cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, kém tập trung, phản ứng chậm. Hệ nội tiết và miễn dịch trong cơ thể suy giảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt với những người có sức đề kháng kém hoặc có sẵn bệnh trong cơ thể thì việc thức khuya có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Nguồn: Abolouwang, edh.tw