Một nghiên cứu năm 2021 tại BMJ Open cho thấy rằng, lượng nước trung bình có thể dẫn tới ngộ độc nước là tiêu thụ khoảng 5,3 lít trong 4 giờ. Đây là ngưỡng trung bình và không phải là ngưỡng chính xác cho tất cả mọi người. Nguy cơ nhiễm độc nước sẽ khác nhau tùy thuộc vào tần suất uống, tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng thể chất và bệnh lý tiềm ẩn đi kèm…
Còn Tiến sĩ Lewis Nelson, Trưởng khoa cấp cứu Trường Y khoa Rutgers New Jersey cho biết, ngộ độc nước có thể xảy ra khi uống hơn 3 đến 4 lít nước trong thời gian ngắn ( 1- 2 giờ). Ông cũng nhắc nhở những dấu hiệu ngộ độc nước ban đầu bao gồm:
- Nhức đầu.
- Lú lẫn.
- Buồn nôn, nôn.
- Hay quên.
Và nếu không được điều trị ngay lập tức, nó có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Nói lắp.
- Yếu đuối.
- Ảo giác.
- Chuột rút cơ bắp.
- Suy giảm chức năng não.
- Co giật.
- Hôn mê.
Về câu hỏi uống bao nhiêu nước là đủ, các nghiên cứu khoa học cho rằng một ngày một người bình thường nên bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước, không bao gồm cả các loại chất lỏng khác. Một số đối tượng đặc biệt như vận động viên thể dục, người làm việc lao động quá sức, làm việc ngoài trời nắng nóng… nên uống lượng nước lớn hơn theo tình trạng tiêu hao nước.
Lượng nước được coi là đủ cho mỗi người tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe và tình trạng vận động (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, không nên uống nhiều nước cùng một lúc mà nên chia ra uống rải rác trong cả ngày dài. Khi uống, nên uống từng ngụm nhỏ một cách từ từ và nên uống nước lọc, tốt nhất là nước ấm nhẹ để tốt nhất cho sức khỏe.
Nguồn và ảnh: ETtoday, MSN, Daily Mail