Bên trong "lò luyện" đào tạo nghệ thuật ở trường Sư phạm hàng đầu đất nước

Hà An | 08/03/2022, 10:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tuyển sinh năng khiếu, đào tạo nghệ thuật, Trường Đại học sư phạm Nghệ thuật Trung ương là lò luyện cho những nghệ sĩ - giáo viên, tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu đất nước về đào tạo sư phạm nghệ thuật.

Thí sinh thực hiện nội dung thi năng khiếu thanh nhạc vào ngành sư phạm nghệ thuậtThí sinh thực hiện nội dung thi năng khiếu thanh nhạc vào ngành sư phạm nghệ thuật

Các ngành học nghệ thuật

Đó là các ngành Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Mỹ thuật mầm non, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Âm nhạc mầm non, … Năm nay trường tuyển sinh trong phạm vi cả nước trình độ đại học chính quy với tổng chi tiêu 1865, cho 14 chuyên ngành đào tạo bằng hình thức xét tuyển môn văn hóa, thi tuyển môn năng khiếu; Trường dành 355 chỉ tiêu đào tạo liên thông từ trung cấp, cao đằng lên đại học với 6 ngành đào tạo thi tuyển môn năng khiếu.

Theo ThS Lê Ngọc Chiến, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Hợp tác đào tạo: Là một trường đào tạo chuyên ngành sư phạm nghệ thuật nên yêu cầu năng khiếu cho các ngành học đặc thù là yêu cầu bắt buộc. Hiện trường tuyển sinh các ngành Sư phạm âm nhạc, Sư phạm âm nhạc mầm non, Sư phạm mỹ thuật, Sư phạm mỹ thuật mầm non. Các ngành ngoài sư phạm như Hội họa, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Công nghệ may, Piano, Thanh nhạc, Diễn viên kịch – điện ảnh cũng đều yêu cầu năng khiếu.

Nhiều sinh viên sư phạm nghệ thuật về làm giáo viên ở khắp các vùng miền

Đặc biệt, thực hiện chính sách cho các đối tượng vùng dân tộc, nhà trường thực hiện phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng dành cho đối tượng thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ; Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ. Những lứa sinh viên này đều đã trưởng thành và góp sức cho sự nghiệp giáo dục ở các vùng miền trên cả nước.

Lộc Thị Liên người dân tộc Pu Péo ở huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang từng theo học ngành Sư phạm Âm nhạc, tốt nghiệp loại xuất sắc và vinh dự là một trong 98 thủ khoa xuất sắc nhất của Tp Hà Nội năm 2015 chia sẻ: Sự chuyên nghiệp của các thầy cô trong trường đã giúp tôi trưởng thành. Nhớ lại những ngày trên ghế nhà trường, được các thầy cô uốn nắn nhả từng chữ, uốn từng thanh âm, được theo các thầy cô đi diễn và tập làm quen trên bục giảng - đó không chỉ là kỷ niệm mà còn là bài học để tôi vững bước và trưởng thành với nghề dạy học sau này..

Đặc thù thi và học

ThS Lê Ngọc Chiến cho rầng một trong những điều lo lắng nhất khi thi vào trường là qua cửa ải năng khiếu, nhưng các bạn không lo, các thầy cô là chuyên gia về loại hình nghệ thuật của trường, từng ngồi ghế giám khảo, cho rằng: Dù kỳ thi năng khiếu khó với nhiều người nhưng quan trọng và yếu tố mang tính quyết định là tình yêu và quyết tâm đến với nghề. Nhiều bạn đã trưởng thành từ những khó khăn của thi năng khiếu và sau này năng khiếu đó đã đồng hành và giúp các bạn trưởng thành trong sự nghiệp.

Các sinh viên của trường tham gia đóng phim "Làng Tễu", đạo diễn nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Tới

TS Lê Vĩnh Hưng – Trưởng khoa Sư phạm âm nhạc, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện bài năng khiếu: Thí sinh cần chuẩn bị một số kiến thức, kỹ năng về âm nhạc. Ngoài ra, môn Thanh nhạc thí sinh cần chuẩn bị từ hai đến ba tác phẩm tự chọn (được phép lưu hành) gồm dân ca, ca khúc nghệ thuật... trong đó bắt buộc có 1 tác phẩm nước ngoài hát bằng ngôn ngữ gốc. Hãy lắng nghe và thật tự tin khi thể hiện phần thi của mình, thí sinh sẽ thoát khỏi áp lực tinh thần và thể hiện bài thi tốt nhất.

Còn với phần thi năng khiếu hội họa, ThS Nguyễn Duy Quốc Tuấn, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Thiết kế đồ họa, chia sẻ: Đơn giản như vẽ một bức tranh, năng khiếu là thứ không phải học là được, nhưng có năng khiếu rồi chúng tôi rèn cho sinh viên biết quan sát, biết phân mảng để đánh bóng đậm nhạt. Khi sinh viên quen với việc sử dụng các họa tiết cách điệu được sắp xếp theo nguyên tắc đối xứng hoặc xen kẽ, từ đó vẽ màu theo tông nóng hoặc lạnh là có thể tự tin với tác phẩm của mình.

Ths Nguyễn Đắc Tới, nhà nghiên cứu văn hóa, Giám đốc Công ty Truyền thông Khương Vũ nhận xét về những sinh viên của trường từng cộng tác với ông: Một số bạn nam và nữ được tôi mời tham gia đóng bộ phim "Làng Tễu", tôi thấy các bạn hết sức chuyên nghiệp và hơn nữa là tình yêu nghề. Được biết trong quá trình học tập, trường đã tạo điều kiện cho các bạn phát triển năng khiếu không chỉ trên giảng đường mà còn ngoài thực tế. Thật vui, những cộng tác viên của tôi khi đó là những sinh viên năm 3 - 4, nhưng giờ đây các bạn đều đã trường thành, có người trở thành giáo viên nghệ thuật ở các cấp học.

Đặc thù đào tạo sư phạm nghệ thuật, không chỉ được học tập và rèn luyện trong môi trường sư phạm, sinh viên còn được sống, sinh hoạt, học tâp và rèn luyện, trong môi trường hoạt động nghệ thuật. Trong quá trình học, nhà trường tạo điều kiện để sinh viên được trải nghiệm nhiều hơn với các hoạt động biểu diễn, hội thi, tham gia các sự kiện lớn của Đảng, Nhà nước, Thủ đô và của các bộ, ban, ngành. Qua khảo sát cơ hội việc làm cho thấy có trên 90% sinh viên sau 6 tháng tốt nghiệp có việc làm và đạt mức lương trung bình từ 10-15tr/tháng, không kể nhưng sinh viên tài năng thu nhập trên dưới 100tr/tháng. - PGS.TS Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng nhà trường

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bên trong "lò luyện" đào tạo nghệ thuật ở trường Sư phạm hàng đầu đất nước