Bếp ăn trường học đổi mô hình tăng cạnh tranh, nâng chất lượng

19/01/2024, 11:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều trường học đã thay đổi mô hình hoạt động của bếp ăn bán trú, từ tự tổ chức sang ký hợp đồng để doanh nghiệp cùng tham gia phục vụ.

Thường đối với trường học ở miền núi, mùa mưa và tháng giáp Tết Nguyên đán thì giá rau, củ sẽ cao hơn do mưa bão kéo dài, chi phí vận chuyển tăng cao. Các loại thực phẩm khác như cá, thịt gà… cũng tăng nhẹ. “Thế nhưng, nhà trường và công ty cung ứng thực phẩm đã ngồi lại để tính toán mức giá bình ổn trong cả năm học để hạn chế thấp nhất sự điều chỉnh. Trong trường hợp giá cả thị trường cao bất thường, khoảng 40 – 50% thì điều chỉnh giá cung ứng. Nhưng trường hợp này chưa xảy ra lần nào”, thầy Ngọc thông tin.

Kinh nghiệm của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng là chọn đơn vị cung ứng thực phẩm có hồ sơ năng lực đủ lớn để không bị tác động nhiều bởi giá cả thị trường.

Đây cũng là kinh nghiệm của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Sơn Liên (Sơn Tây, Quảng Ngãi). Nhà trường có gần 170 học sinh ở nội trú đến chiều thứ 6 mới về gia đình. Theo thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đăng Khoa, hợp đồng ký với nhà cung ứng từ đầu năm học và ký trọn 9 tháng. Giá cả cũng thỏa thuận trước, trong đó có tính toán sự tăng – giảm của giá cả thị trường vào thời điểm như mưa bão kéo dài, tăng giá, dịp Tết… Chỉ trong trường hợp giá cả lên - xuống quá bất thường thì mới tính đến việc thương thảo lại hợp đồng.

Để đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho học sinh, bữa ăn nào trong khẩu phần cũng có món cá, giáo viên và nhân viên cấp dưỡng của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Leng phải động viên các em ăn hết suất. “Nhiều em không có thói quen ăn cá và không thích ăn. Thịt thì các em chỉ ăn phần nạc. Chính vì vậy, giáo viên phụ trách lớp phải chú ý đến thói quen ăn uống của học sinh để có hình thức động viên phù hợp, giúp các em đủ chất dinh dưỡng và phát triển thể chất”, Hiệu trưởng nhà trường cho hay.

Tương tự, tại nhiều điểm trường lẻ, từ sự kết nối của nhiều giáo viên với các nhà hảo tâm vẫn tổ chức một số bữa ăn trong tuần để cải thiện dinh dưỡng cho học sinh. Tuy nhiên, theo các thầy cô, giá cả tăng không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều đến khẩu phần ăn của học sinh.

Theo tính toán của thầy Bùi Quang Ngọc, giá cả thực phẩm tăng sau khi Chính phủ tăng lương cơ sở không ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh dân tộc thiểu số, miền núi.

“Theo quy định, mức hỗ trợ tiền ăn của học sinh bằng 40% mức lương cơ sở nên mỗi tháng, các em được tăng từ 580.000 đồng lên 720.000 đồng. Số tiền này đủ bù cho việc thực phẩm tăng giá. Thậm chí, năm học này, học sinh nhà trường còn được tăng khẩu phần ăn. Theo đó, có thêm món đậu phụng và muối mè trong mỗi bữa ăn theo sở thích của các em”, thầy Ngọc phân tích.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/bep-an-truong-hoc-doi-mo-hinh-tang-canh-tranh-nang-chat-luong-post669017.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/bep-an-truong-hoc-doi-mo-hinh-tang-canh-tranh-nang-chat-luong-post669017.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bếp ăn trường học đổi mô hình tăng cạnh tranh, nâng chất lượng