Thực phẩm có hàm lượng chất béo tương đối cao, hoặc hàm lượng đường cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn, khiến bã nhờn trên bề mặt da tiết ra nhiều hơn, làm tình trạng mụn thêm trầm trọng.
Thực phẩm nhiều chất béo chứa hàm lượng dầu mỡ cao và đồ ngọt, đồ tanh… là những thực phẩm nên ăn càng ít càng tốt trong thời gian điều trị mụn, nếu không sẽ làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, tôm, cua, thịt dê… đều là những món ăn có thể khiến cho mụn tăng nặng.
Ăn nhiều thực phẩm thanh nhiệt, thải độc cơ thể
Đa số người bị mụn là thuộc nhóm thể nhiệt (nóng trong), nên ăn nhiều thức ăn tác dụng thanh nhiệt như mướp đắng, cà chua, lê… Đồng thời cần bổ sung đầy đủ nước, có thể khôi phục quá trình trao đổi chất của da trở lại bình thường, giúp cơ thể bài tiết chất thải trao đổi chất, hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị mụn.
Bổ sung hợp lý các loại vitamin và nguyên tố vi lượng
Vitamin và các nguyên tố vi lượng là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, và làn da cũng không ngoại lệ, ví dụ như vitamin A có thể tăng cường quá trình trao đổi chất của tế bào biểu mô, tránh sự sừng hóa quá mức của tế bào và nang lông, tránh các chất chuyển hóa có tính axit trên bề mặt da.
Thực phẩm giàu vitamin cũng có thể giảm gây kích ứng bất lợi và ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của bệnh nhân bị mụn, nấm kim châm và cà rốt là những lựa chọn tốt.
Ngoài việc đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, bệnh nhân bị mụn trứng cá cũng nên chú ý đến việc làm sạch da mặt. Tuy bệnh này liên quan đến tuyến bã nhờn tiết ra quá nhiều nhưng không nên sử dụng các sản phẩm có độ tẩy rửa tương đối mạnh như sản phẩm có tính kiềm. Nó sẽ gây kích ứng da, làm trầm trọng thêm cảm giác khó chịu, thậm chí có thể làm bệnh trầm trọng hơn hoặc gây ra các vấn đề về da khác.
Bạn không nên rửa mặt nhiều lần trong ngày, thường chỉ nên rửa nhẹ nhàng vào buổi sáng và buổi tối.