Không nên cảm thấy bị chối bỏ khi con muốn tự lập
Một điều dễ nhận thấy là trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu ngưng nhận sự giúp đỡ từ bố mẹ mà dựa vào bạn bè nhiều hơn. Vì thế, bố mẹ cần cân nhắc trước khi muốn lấy thông tin từ một trong số những bạn cùng trang lứa của trẻ. Trong thế giới riêng biệt của con, lúc này vai trò của bố mẹ đã dần mờ nhạt.
Đây là giai đoạn trẻ thực sự có những bí mật muốn giấu bố mẹ. Ngược lại, bố mẹ không đủ thời gian và nhẫn nại để kịp thích nghi với những chuyển biến quá lớn trong con. Bố mẹ càng quan tâm, tò mò tìm hiểu con từ bè bạn bao nhiêu thì con lại càng tỏ ra xa lánh, thờ ơ với bố mẹ bấy nhiêu. Cảm thấy mình bị chối bỏ cũng là điều dễ hiểu và quan trọng là bố mẹ cần tỉnh táo để vượt qua.
Thử tiếp cận gián tiếp
Khi con còn nhỏ, bố mẹ có thể hỏi thẳng vấn đề như: “Hôm nay, con học thế nào?”, “Ở trường có chuyện gì không?” hay “Con làm bài kiểm tra tốt không?” thì giờ đây mọi chuyện đã khác. Ở tuổi này, việc bạn hỏi những câu hỏi trực tiếp như vậy sẽ khiến con khó chịu và cảm thấy thế giới riêng của mình bị xâm phạm.
Nếu bố mẹ ngồi xuống bên con, không đặt bất cứ câu hỏi nào, chỉ lắng nghe thôi thì sẽ có khả năng biết được rất nhiều bí mật mà con đang giấu. Thỉnh thoảng, bạn có thể chủ động chia sẻ hay đưa ra lời khuyên cho con nhưng đừng can thiệp hay cố giải quyết các vấn đề thay con.
Việc hiểu rõ những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra trong tuổi dậy thì của con là cần thiết với các bậc phụ huynh. Nhờ đó, bạn sẽ có cách dạy con hiệu quả. Không có điều gì đảm bảo bạn có thể ngăn con tránh khỏi những rủi ro gặp phải khi bước vào tuổi dậy thì, như rượu bia, nghiện ma túy hoặc tình dục không an toàn. Tuy nhiên, việc chia sẻ thật lòng và gần gũi với con, tôn trọng những quyết định và không quá phán xét chúng có thể hướng trẻ đến những điều tích cực một cách dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cơ bản về dậy thì ở con trai
Viện y học ứng dụng Việt Nam
Theo Newsinhealth