Bộ GD&ĐT lắng nghe ý kiến giáo viên để điều chỉnh môn Lịch sử cấp THPT

Công Chương | 25/07/2022, 19:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều ý kiến của các đại biểu khu vực phía Nam thể hiện sự thống nhất cao về chủ trương, quan điểm khi phát triển, điều chỉnh Chương trình môn Lịch sử bậc THPT tại Hội thảo góp ý chương trình môn Lịch sử cấp THPT điều chỉnh theo yêu cầu tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 của Quốc hội.

Tại hội thảo, tất cả đại biểu phát biểu đều thể hiện sự thống nhất về chủ trương, quan điểm khi phát triển, điều chỉnh Chương trình môn Lịch sử bậc THPT của ban soạn thảo.

Bên cạnh đó các đại biểu cũng đóng góp ý kiến, góc nhìn về một số khía cạnh trong việc điều chỉnh chương trình môn Lịch sử bậc THPT. Trong đó phần lớn ý kiến lưu ý về việc rút gọn chương trình từ 70 tiết xuống còn 52 tiết sao cho phù hợp với điều kiện học tập, logic với tiến trình phát triển của lịch sử thế giới và dân tộc....

Bộ GD&ĐT lắng nghe ý kiến giáo viên để điều chỉnh môn Lịch sử cấp THPT ảnh 3

Đại biểu biểu phát biểu góp ý tại Hội thảo.

Đối với chương trình môn Lịch sử lớp 10, nhiều chủ đề giảm bớt được đưa ra bàn thảo: “Lịch sử và sử học”, “Vai trò của Sử học”, “Một số nền văn minh thế giới cổ - trung đại”, “Các cuộc cách mạng công nghiệp trong Lịch sử thế giới”, “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”...

Đối với chương trình môn Lịch sử lớp 11, các đại biểu bàn luận xoay quanh việc các chủ đề: “Làng xã Việt Nam trong lịch sử”, “Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản”, “Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội”, “Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858”...

Đối với chương trình môn Lịch sử lớp 12, các đại biểu bàn luận xoay quanh việc các chủ đề: “Quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước Mỹ từ năm 1945 đến nay”, “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam”...

Bộ GD&ĐT lắng nghe ý kiến giáo viên để điều chỉnh môn Lịch sử cấp THPT ảnh 4

Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc (GV Trường THPT Gò Quao, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) phát biểu tại hội thảo.

Cụ thể, thống nhất với 8 nguyên tắc điều chỉnh chương trình và 3 phương pháp thực hiện điều chỉnh chương trình, cô Nguyễn Thị Thanh Trúc (giáo viên Trường THPT Gò Quao, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) nêu ý kiến: “Phần đặc điểm môn học" trong chương trình điều chỉnh có cả 2 phần bắt buộc và lựa chọn.

Thầy Trịnh Văn Sơn (GV Trường THPT Đốc Binh Kiều, tỉnh Đồng Tháp) đề xuất: “Điều chỉnh bổ sung phần lớp 10 ở chủ đề định hướng nghề nghiệp giảm từ 11% giảm xuống còn 9%, còn chủ đề “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam” (trước năm 1858) từ 23% tăng lên thành 25%.

Ở phần lớp 11, tỷ lệ % thời lượng dành cho chủ đề Lịch sử thế giới và Đông Nam Á là 32% hơi nhiều, trong khi chủ đề Lịch sử Việt Nam là 38% thì hơi ít. Do đó, cần điều chỉnh tỷ lệ % thời lượng dành cho chủ đề Lịch sử thế giới và Đông Nam Á từ 32% giảm còn 30%, còn chủ đề Lịch sử Việt Nam từ 38% tăng lên 40%. Đồng thời, tỷ lệ thời lượng bài Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giảm từ 12% xuống còn 10%....”.

Đề xuất cần làm rõ nội dung chương trình bắt buộc trong giáo dục định hướng nghề nghiệp. Khối 10: chủ đề "Một số nền văn minh thế giới thời kỳ Cổ - Trung đại" - đề xuất cần bổ sung các cơ sở hình thành các nền văn minh. Sau đó tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các thành tựu văn minh Phương Đông và phương Tây, nhằm đảm bảo tính logic của chương trình.

Ở khối 11, chủ đề "Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đề xuất cần thay đổi tầm quan trọng trong chiến lược của Biển Đông - tuyến giao thông biển huyết mạch và là tuyến đường hàng không hải quốc tế quan trọng. Đề xuất chuyển về chương trình lớp 12.

Ở khối 12, chủ đề "Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh". Đề xuất nên giữ lại nội dung về Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản nhằm giúp học sinh có cách nhìn và học hỏi kinh nghiệm về kinh tế, khoa học, kĩ thuật của các nước...”.

Về thực hiện chương trình: Đề xuất cần có Hướng dẫn thực hiện giống như Công văn 4040 của năm học 2021-2022

Ở chủ đề “Các cuộc cách mạng công nghiệp trong Lịch sử thế giới”, nhiều đại biểu đề xuất nên giữ lại dạy cả 4 cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới. Thầy Phan Trọng Sơn (GV Trường THPT Lê Lợi, tỉnh Phú Yên) chia sẻ: “Thống nhất với dự thảo điều chỉnh chương trình, đồng thời ủng hộ việc đưa vào giảng dạy đầy đủ 4 cuộc các mạng công nghiệp của thế giới. Bên cạnh đó cần sắp xếp mạch nội dung một số chủ đề theo trình tự sao cho logic với sự phát triển...”.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/bo-gd-dt-lang-nghe-y-kien-giao-vien-de-dieu-chinh-mon-lich-su-cap-thpt-post602105.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/bo-gd-dt-lang-nghe-y-kien-giao-vien-de-dieu-chinh-mon-lich-su-cap-thpt-post602105.html
Bài liên quan
Bộ GD&ĐT công bố kết quả thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2024-2025
Bộ GD&ĐT công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD&ĐT lắng nghe ý kiến giáo viên để điều chỉnh môn Lịch sử cấp THPT