Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ có chuyển biến trong thời gian tới

Theo Thu Hằng | 22/01/2024, 17:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thị trường bất động sản là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế nhưng lại “ốm” suốt một thời gian dài. Bởi vậy, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã kịp thời, quyết liệt ban hành nhiều nghị quyết, nghị định, đề án phát triển bền vững thị trường...

Qua rà soát, nắm bắt tình hình, Tổ công tác cũng đã có nhiều báo cáo, tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chỉ đạo với các biện pháp cụ thể và quyết liệt để giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản; trong đó, có Nghị quyết số 33/NQ-CP. Cùng đó là các công điện của Thủ tướng Chính phủ như: Công điện số 194/CĐ-TTg về việc tập trung tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc và bất động sản; số 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; số 470/CĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; số 993/CĐ-TTg về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Chính phủ và các bộ, ngành cũng đã có những tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cụ thể về mặt thể chế. Nổi bật là Nghị định số 10/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 08/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Nghị định số 35/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể các quy định pháp luật của Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và một số bộ ngành khác.

Đến thời điểm hiện tại, Tổ công tác đã tiếp nhận 138 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 191 dự án bất động sản; nghiên cứu, rà soát và chuyển các văn bản nêu trên tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ ngành để đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Bộ Xây dựng đã ban hành 37 văn bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 4 văn bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành 2 văn bản trực tiếp hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các nội dung quy hoạch, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, cấp phép xây dựng, chuyển nhượng dự án... cho các địa phương. Qua đó, nhiều dự án bất động sản tại các địa phương cơ bản đã được giải quyết, tháo gỡ nút thắt quan trọng và đạt một số kết quả đáng ghi nhận.

Điển hình như thành phố Hà Nội giải quyết được 419 dự án vướng mắc, tương đương 60% so với số lượng dự án ban đầu. Tp. Hồ Chí Minh đã giải quyết được 67 dự án vướng mắc, chiếm 37% số lượng dự án ban đầu; trong đó, có 28 dự án được tháo gỡ theo hướng dẫn của Tổ công tác và 39 dự án do địa phương chủ động rà soát, tháo gỡ theo thẩm quyền.

Thành phố Hải Phòng đã giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho 66 dự án. Thành phố Cần Thơ đã giải quyết được khó khăn cho 17 dự án, xử lý thu hồi 4 dự án và hiện đang tiếp tục triển khai tháo gỡ cho 31 dự án.

Với các giải pháp hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương và các hoạt động hiệu quả, tích cực, thực chất của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, thị trường bất động sản đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực trở lại từ quý III/2023, được đánh giá đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ cải thiện dần trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ có chuyển biến trong thời gian tới - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN

Hai dự án luật quan trọng là Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Xin Bộ trưởng cho biết, hành lang pháp lý với những điểm mới liệu có đủ “mạnh” để giúp thị trường bất động sản cũng như doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực này vượt khó và phát triển bền vững trong dài hạn?

Trong năm 2023, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 ngay trong Kỳ họp thứ 6 vừa qua với nhiều nội dung đổi mới, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Đặc biệt, là tháo gỡ tồn tại, vướng mắc để thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, tiến tới cơ cấu lại hợp lý hơn sản phẩm thị trường bất động sản; tháo gỡ các rào cản để phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững và minh bạch hơn.

Hiện tại, Bộ Xây dựng đang khẩn trương xây dựng dự thảo các văn bản hướng dẫn dưới Luật, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, đảm bảo có hiệu lực đồng bộ với Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 ngay khi có hiệu lực thi hành.

Với hệ thống các quy định mới này và các giải pháp hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương, chắc chắn sẽ thúc đẩy cả nguồn cung và nhu cầu nhà ở xã hội trong thời gian tới. Từ đó, góp phần tái cơ cấu thị trường bất động sản theo hướng cân đối, phù hợp hơn, đồng thời tháo gỡ được các vướng mắc trong thực tiễn để thị trường bất động sản vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Các dấu hiệu tích cực của thị trường bất động sản cũng đặt ra kỳ vọng thị trường dần phục hồi và phát triển trở lại trong năm 2024. Tuy nhiên, để các dấu hiệu tích cực này cải thiện nhanh hơn, Bộ Xây dựng, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp cần tiếp tục kiên trì, quyết liệt thực hiện những giải pháp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định trong Nghị quyết 33/NQ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của các địa phương và doanh nghiệp bất động sản.

Bộ Xây dựng vẫn tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời có giải pháp ứng phó và tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp điều hành thị trường bất động sản, đáp ứng mục tiêu phát triển lành mạnh, bền vững. Với việc tập trung, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, tôi hy vọng thị trường bất động sản sẽ có chuyển biến và phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Báo tin tức
https://baotintuc.vn/bat-dong-san/bo-truong-nguyen-thanh-nghi-ky-vong-thi-truong-bat-dong-san-se-co-chuyen-bien-trong-thoi-gian-toi-20240122151510020.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/bat-dong-san/bo-truong-nguyen-thanh-nghi-ky-vong-thi-truong-bat-dong-san-se-co-chuyen-bien-trong-thoi-gian-toi-20240122151510020.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị: Kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ có chuyển biến trong thời gian tới