Bồi dưỡng nâng chất lượng cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ

Minh Phong | 10/03/2022, 18:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chiều 10/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì cuộc họp tổng kết hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông năm 2021 và triển khai hoạt động bồi dưỡng năm 2022.

Theo TS Phạm Tuấn Anh, công tác bồi dưỡng nên tập trung vào dịp hè. Sở GD&ĐT các địa phương cần tạo điều kiện tối đa để giáo viên tham gia bồi dưỡng. Ngoài ra, có thể vận dụng để có chế độ, chính sách hỗ trợ giáo viên khi tham gia, bồi dưỡng. Để hỗ trợ giáo viên học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, cần triển khai thực hiện giải pháp số hoá tài liệu.

Thứ trưởng giao nhiệm vụ cho các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT, theo chức năng được phân công, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, không để xảy ra những tình huống bất ngờ.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay: Bộ đã xây dựng 9 mô-đun để tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên ngoại ngữ dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tất cả giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng thì mới đứng lớp.

Theo Thứ trưởng, năm 2021, việc ban hành các văn bản chỉ đạo để bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên ngoại ngữ đã được thực hiện kịp thời. Đây là cơ sở pháp lý để các đơn vị triển khai thực hiện hiệu quả. Do đó, cần phát huy trong thời gian tới.

Ngoài ra, công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng được thực hiện chuyên nghiệp, chất lượng cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các đơn vị bồi dưỡng và các địa phương khá nhịp nhàng, chặt chẽ.

Cuộc họp được thực hiện theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp.

Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thứ trưởng lưu ý: Cần xác định hoạt động bồi dưỡng giáo viên là cơ hội cho việc nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, việc bồi dưỡng cần hướng tới chất lượng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải đặt mục tiêu là chất lượng.

Bên cạnh đó, việc biên soạn tài liệu, học liệu phải bảo đảm tốt nhất có thể. Việc lựa chọn đội ngũ giảng viên trực tiếp tham gia bồi dưỡng, tập huấn cần dựa trên tiêu chí: Giỏi, tâm huyết và trách nhiệm. Việc bồi dưỡng phải đổi mới, hấp dẫn; qua đó đánh thức tiềm năng và động lực cho người học.

Để bảo đảm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đạt chất lượng, cần phân loại và khảo sát đầu vào. Trong quá trình tổ chức, có thể khuyến khích tổ chức theo mô hình 5-3-7 hoặc 7-2-7 mà Chương trình ETEP đã triển khai thực hiện. Đây là quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, quá trình học thành tự học.

Đặc biệt, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị bồi dưỡng và cơ sở. Các địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên tham gia bồi dưỡng. Đồng thời, chủ động rà soát cơ chế, chính sách hỗ trợ giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng.

Bộ GD&ĐT đã giao nhiệm vụ cho 10 đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng. Đồng thời, phối hợp với 50 Sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho hơn 10.500 giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông, nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn học này; trong đó số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng thực tế là gần 10.600 giáo viên (đạt 100,2%, tăng 0,2% so với chỉ tiêu được giao).
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/boi-duong-nang-luc-cho-doi-ngu-giao-vien-ngoai-ngu-dat-muc-tieu-la-chat-luong-JDpUo9Y7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/boi-duong-nang-luc-cho-doi-ngu-giao-vien-ngoai-ngu-dat-muc-tieu-la-chat-luong-JDpUo9Y7g.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bồi dưỡng nâng chất lượng cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ