"Chiều dài đồng hồ sau khi đo quả thật là 5,5cm nên đáp án ABCD đều sai".
Điều đáng nói là đáp án 5,5cm của học sinh sau đó bị gạch chéo. Thầy giáo không quên viết thêm ngay dưới phần chú thích của phụ huynh: "Đồng hồ đeo trên tay có thể dài bao nhiêu?". Có thể hiểu, phụ huynh và học sinh tính chiều dài dựa trên bức ảnh được cho trên đề bài. Nhưng giáo viên lại cho rằng, học sinh nên ước lượng dựa trên chiều dài thực tế.
Chủ đề này sau khi được đăng tải lên mạng đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng câu trả lời cả phụ huynh và giáo viên đều có thể chấp nhận, tuy nhiên, vì là câu hỏi trắc nghiệm nên tốt nhất học sinh nên chọn đáp án đúng nhất trong các phương án.
"Thầy giáo nên đặt câu hỏi logic hơn, chẳng hạn, hãy chọn độ dài sao cho phù hợp nhất với đồng hồ", một người nói. Tuy nhiên, cũng có ý kiến nhận định, dạng câu hỏi này cần thiết để trẻ rèn luyện trí não. Họ cho rằng học sinh không nên mắc kẹt trong những gì được học một cách cứng nhắc mà biết suy nghĩ rộng hơn, thực tế hơn là một điều tốt. Việc gặp những câu hỏi lạ như thế này sẽ kích thích tư duy của trẻ nhỏ.
Ngoài ra có phụ huynh chỉ ra, trong đề kiểm tra này, câu thứ nhất và thứ hai yêu cầu học sinh đo độ dài trên giấy của đồ vật, nhưng câu hỏi cuối cùng đột nhiên thay đổi nên dễ gây hiểu lầm. Tốt nhất nên có sự thống nhất giữa các đề bài.