Các nước phát triển đào tạo nghề cho thanh niên như thế nào?

Ngọc Trang | 14/10/2022, 12:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0, từ năm 2017 châu Âu đã xây dựng tầm nhìn, định hướng cơ chế, chính sách cho đào tạo nghề đến năm 2030.

Hệ thống này nằm dưới sự quản lý và giám sát của Bộ Y tế, Bộ Lao động và Bộ Phúc lợi theo quy định của Luật Thúc đẩy phát triển khả năng học nghề.

Nhật Bản cũng có chính sách đào tạo nhân tài công nghệ theo mô hình KOSEN. Theo đó, các học sinh vào học trong mô hình này được tuyển chọn từ những học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu công nghệ từ các trường THCS để vào học ở các trường nghề, được đào tạo để trở thành những kỹ sư thực hành, kỹ sư công nghệ cho các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Các văn phòng an ninh việc làm của Nhật hỗ trợ sinh viên chuyển đổi từ nhà trường sang môi trường làm việc. Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ việc làm cho sinh viên trong các cơ sở đào tạo nghề và hoạt động tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp của các công ty được thúc đẩy phát triển mạnh. Mục đích để sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm hiệu quả hơn và người sử dụng lao động có nhiều cơ hội chia sẻ thông tin việc làm ở nhiều kênh khác nhau.

Kinh nghiệm của Singapore

Hệ thống đào tạo nghề của Singapore có chất lượng đứng thứ nhất khu vực ASEAN và tốp đầu thế giới. Một trong những chính sách để hỗ trợ người học nghề đó là hình thành Quỹ phát triển kỹ năng trên cơ sở đóng thuế của doanh nghiệp.

Thuế Phát triển Kỹ năng được tính theo cách mỗi người sử dụng lao động đóng góp khoảng 2 - 4% tổng bảng lương của những người lao động có mức lương thấp như một khoản thu cho Quỹ Phát triển Kỹ năng (SDF). Thuế cho SDF lúc đầu là 2%, sau đó tăng lên 4% vào năm 1982 và sau đó quay trở lại 2% vào năm 1985.

Đây là một chiến lược cho phép các công ty có công nhân lương thấp sử dụng SDF để nâng cao kỹ năng cho công nhân của họ. SDF đã tài trợ cho nhu cầu đào tạo của những người lao động có mức lương thấp, giúp họ tăng năng suất và chuyển sang nhóm lao động có mức lương cao.

Thuế cũng là một động lực để các công ty gửi công nhân của họ đi đào tạo để đạt được các kỹ năng cao hơn. Quỹ cũng giúp giải quyết tình trạng dư thừa và nghỉ việc phát sinh từ chính sách điều chỉnh tiền lương, bằng cách cung cấp cho các công ty một cách để gửi nhân viên đi đào tạo lại.

Mức hỗ trợ đào tạo dao động từ 30% đến 70% chi phí đào tạo bao gồm tiền lương cho người lao động tham gia các khóa học của tổ chức được phê duyệt. Quỹ cũng chi trả tới 90% chi phí thiết lập cơ sở hạ tầng đào tạo nội bộ, cộng với hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo và một số chi thường xuyên.

Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia là một quốc gia đông dân nhất trong các nước Đông Nam Á, trong đó thanh niên chiếm khoảng 25%. Tuy nhiên, thanh niên Indonesia hạn chế tham gia vào lực lượng lao động do bị hạn chế bởi trình độ giáo dục thấp cũng như hạn chế về tay nghề do không được đào tạo nghề.

Thanh niên Indonesia tham gia vào khu vực phi chính thức là chủ yếu, trong đó tập trung ở khu vực nông nghiệp. Do nguồn cung lao động vượt quá cầu việc làm, thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi và đã tăng theo thời gian, đặc biệt là ở khu vực thành thị ở cả nam thanh niên và nữ thanh niên.

Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ Indonesia đã xây dựng một số chính sách thúc đẩy việc làm cho lao động thanh niên như chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Bên cạnh đó là tăng cường sự hợp tác của các bên liên quan trong tạo việc làm cho thanh niên.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/cac-nuoc-phat-trien-dao-tao-nghe-cho-thanh-nien-nhu-the-nao-post611644.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/cac-nuoc-phat-trien-dao-tao-nghe-cho-thanh-nien-nhu-the-nao-post611644.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nước phát triển đào tạo nghề cho thanh niên như thế nào?