- Nói những gì bạn sẽ làm và làm những gì bạn đã nói nghĩa là nhất quán. Đây là điều kiện cơ bản của rèn kỷ luật thành công.
2. Cách làm kỷ luật
Bản thân trong mỗi gia đình cần có chuẩn mực đạo đức và hành vi để thực hiện. Nhà chị Liên chia làm 2 việc. Việc buộc phải tuân thủ và việc được lựa chọn. Nếu đã là việc buộc phải tuân thủ thì chỉ thực hiện không bàn cãi, vi phạm là bị kỷ luật. Còn việc được lựa chọn là có thể chọn việc khác để làm thay.
Thường trước khi ra hiệu lệnh cũng luôn cho trẻ thời gian tạm trì hoãn trước khi làm việc. Ví dụ mẹ cho con 3 phút kết thúc việc này trước khi làm việc kia....
3. Các hình thức kỷ luật
3.1. Sử dụng body language (ngôn ngữ hình thể)
Với những hành vi không mong muốn, mẹ phải thể hiện cho con biết việc đó không được phép. Mẹ có thể dừng lại, không nói năng gì và nhìn một cách nghiêm khắc. Lúc này bé tự nhiên sẽ khựng lại và nhìn lại mẹ. Mẹ sẽ nói "không con nhé". Nhìn thẳng vào mắt con là vô cùng quan trọng. Lúc này trông mặt mẹ phải thật nghiêm.
3.2. Sử dụng các hoạt động time-out
Time-out là phương pháp dạy con không đòn roi, mục đích của hình phạt này là tách trẻ ra khỏi tình huống gây phiền nhiễu. Điều này giúp bé trấn tĩnh, suy nghĩ về những việc đã làm và tự rút ra bài học để không tiếp tục phạm lỗi. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với trẻ 3–5 tuổi, khi trẻ bắt đầu có nhận thức căn bản giữa đúng, sai.
Thông thường có thể cho trẻ mỗi 1 tuổi là 1 phút time-out và hiệu quả với trẻ dưới 8 tuổi. Khi cho con “tạm lắng” phải chọn 1 chỗ dễ nhìn mọi người nhưng con phải đứng yên. Nếu con khóc bám theo phải kiên quyết nói "không, con ngồi đó. Nếu con tiếp tục đi ra thời gian ngồi 1 chỗ sẽ tăng thêm".
Con khóc, dỗi, mặt mẹ vẫn phải lạnh và tiếp tục khẳng định con chỉ quay lại chơi khi hết giờ phạt.
3.3. Cho con tự nhận hệ quả từ hành động của mình
Chẳng hạn như khi con làm đổ nước con phải tự đi lau. Con quên đồ tự về lấy. Con quên đồ dùng học tập phải tự chịu phạt ở trường. Ít khi chị Liên gọi điện nói đỡ cho con nếu con sai.
Thường chị sẽ trao đổi: "Mẹ cần nói chuyện riêng với con, con vào đây". Vậy là con biết có chuyện và rất là sợ rồi. Sau đó chị sẽ ngồi nói chuyện về hành vi của con mà mình không hài lòng, và nói rõ lý do, kèm hỏi con là con nên thay đổi hành vi đó theo hướng nào.
Kỷ luật phải xuất phát từ tình yêu thương, sự tôn trọng chứ không xuất phát từ sự tức giận của bố mẹ. Ảnh minh họa
3.4. Lấy đi vật yêu thích hay việc yêu thích
Chị thường chỉ hay cho con chơi 15-30 phút điện thoại 1 ngày (tăng dần theo độ tuổi). Nếu con có vấn đề thì giờ chơi bị mất. Hoặc rất nhiều thứ như đi chơi, mua đồ chơi yêu thích đều không được làm nếu con có nhiều việc vi phạm.
3.5. Tỏ ra lạnh nhạt
Khi bé làm 1 việc gì đó rất quá đáng như đánh mẹ (việc này là có thể xảy ra). Mẹ sẽ tỏ ra lạnh nhạt, có thể không giao tiếp hay nói chuyện với bé vài tiếng hoặc vài ngày nếu con làm việc mình không mong muốn. Hình phạt này rất hiệu quả với trẻ.
3.6. Quy tắc đèn xanh, vàng và đỏ
Khi mẹ thấy không hài lòng về một hành động của con mẹ sẽ nói: Mẹ bắt đầu không hài lòng, cảm thấy con cứ xem tivi là rất khó chịu. Con tắt đi (đèn vàng).
Mẹ bắt đầu cáu lắm rồi đấy (kèm giọng nghiêm trọng và ánh mắt lừ lừ), bà ngoại nhờ con lấy nước mà gọi con 3 lần rồi con chưa làm. Con biết khi mẹ cáu không kiểm soát được thì thế nào rồi đó. (Đèn đỏ)
3.7. Hình phạt cao nhất: Tùy vào văn hóa gia đình mà lựa chọn
Mỗi một nhà có 1 hình phạt cao nhất theo văn hóa gia đình, chỉ có gia đình bạn mới quyết định được. Có những phụ huynh không bao giờ dùng roi vọt mà con rất ngoan, có phụ huynh dùng roi cả ngày mà con vẫn không ngoan. Chính vì vậy, dùng biện pháp gì với con chỉ có gia đình mình mới biết được để mà đưa ra cho phù hợp.
4. Cách nói chuyện khi xử lý kỷ luật
Ít nói và kiệm lời nhất có thể. Chỉ hỏi chứ không khẳng định gì, tránh để con cãi. Ví dụ. Con vừa làm gì vậy? Theo con, làm thế là đúng hay sai? Nếu con biết là sai thì con làm gì? Nếu lần sau con rơi vào tình trạng này con làm gì? Giọng thật nghiêm để con tự trả lời và rút kinh nghiệm cho lần sau.