Cách cha mẹ giúp con kiểm soát áp lực trường học

26/04/2024, 06:46
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

25 năm trước, khi bạn hỏi một đứa trẻ nguồn cơn lớn nhất gây ra stress cho chúng là gì? Câu trả lời sẽ là việc bố mẹ chúng ly dị hoặc mâu thuẫn với anh chị em. Giờ đây, câu trả lời luôn luôn là việc học” - Madeline Levine, Tiến sĩ tâm lý học người Mỹ cho biết.

Áp lực học hành khiến nhiều trẻ bị stress. Ảnh minh họa.

Cách giúp con giảm áp lực học tập

Theo Tiến sĩ tâm lý học Madeline Levine, có một số cách phụ huynh có thể làm để giúp con mình có một mối quan hệ lành mạnh với việc học như sau:

• Tránh tập trung hoàn toàn vào điểm số.

• Hãy hỏi nhiều câu hỏi và tò mò – không chỉ về khả năng học hành của chúng. Ví dụ: Chúng thích môn học gì? Chúng không thích gì? Có câu lạc bộ hay đội hoặc hoạt động thể thao nào chúng tham gia không? Chúng có các mối quan hệ xã hội lành mạnh không? Chúng có thấy cô đơn không?

• Cho phép có những khoảng thời gian của riêng chúng. Trẻ con và thanh niên cần một khoảng thời gian nhỏ trong ngày để "chơi đùa". Đó không cần phải là làm bài tập hay học ngoại khóa. Còn tốt hơn nếu khoảng thời gian này có thể dùng để làm các hoạt động ở ngoài trời.

• Ăn tối với con bất cứ khi nào có thể. Đó là những cơ hội tốt để lắng nghe các vấn về và tìm cách ngăn ngừa chúng khi còn dễ dàng. Đây cũng là cơ hội để cho con biết rằng gia đình là nơi chống lại stress. Gia đình luôn ở đây cho dù ở trường có như nào chăng nữa.

• Tránh nói chuyện về giàu có vật chất trước mặt con cái. Thay vì nói về chiếc xe mới của hàng xóm, hãy tập trung vào cách mọi người có thể làm để giúp đỡ và phát triển cộng đồng. "Hãy cố dạy cho con trân trọng cả những người lao động xã hội, chứ không chỉ các tỷ phú thung lũng Silicon", Levine nói.

• Áp lực học hành có thể hiện ra ngoài theo nhiều cách. Hãy để ý tới các thay đổi trong tâm trạng hay thái độ. Trong khi thay đổi trong tâm trạng ở trẻ là bình thường, các thay đổi lớn có thể là dấu hiệu cho các vấn đề nghiêm trọng hơn.

"Một số thanh niên sẽ cố gắng biểu hiện nó ra bên ngoài. Chúng gây gổ, đánh nhau và làm náo loạn trường học, sự kiện. Tuy nhiên đó là những ngoại lệ. Dần dần, áp lực sẽ khiến trẻ phát triển trầm cảm, ít nói và lo âu. Những điều này có thể khó phát hiện hơn. Bạn có thể thấy sự chỉ trích bản thân quá độ, mất ngủ, thay đổi bất ngờ trong cân nặng, mất hứng thú vào các hoạt động chúng từng thích và tự làm hại bản thân", Levine nói.

Trong những trường hợp đó, tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia là được khuyến cáo. Các bác sĩ có thể giới thiệu bạn tới một người tham vấn sức khỏe tâm lý hoặc một chuyên gia tâm thần lân cận.

Nhìn về phía trước

Lily Coulter đã biết hơn ai hết việc cân bằng học hành, âm nhạc, thể thao, bạn bè, gia đình và sức khỏe tinh thần khó tới mức nào. Vì thế mà sau khi suy nghĩ, cô quyết định sẽ thay đổi.

Để cởi bỏ một số áp lực, cô quyết định sẽ từ bỏ đội bóng chuyền cho năm cuối. Lily nói "chưa gì đã cảm thấy đỡ hơn và mong đợi năm cuối cùng của trung học".

Theo www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/cach-cha-me-giup-con-kiem-soat-ap-luc-truong-hoc-c216a1563004.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/cach-cha-me-giup-con-kiem-soat-ap-luc-truong-hoc-c216a1563004.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách cha mẹ giúp con kiểm soát áp lực trường học