Chuyên gia nhấn mạnh, nhiều người nghĩ dầu ăn đã chiên rán nhưng không bị cặn, bị cháy đen sẽ không sao. Thực tế, cặn bị cháy đọng lại sau khi chiên rán thực phẩm ở lần đầu vô cùng nguy hiểm, mắt thường không nhìn thấy hết. Đây chính là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là bệnh ung thư, trong khi nhiều người Việt vì không nhìn thấy cặn lại nghĩ là an toàn.
Tốt nhất khi nấu ăn, chúng ta nên chú ý cân đối lượng dầu chiên rán, cần biết dùng đủ. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để sử dụng dầu ăn vừa tiết kiệm vừa tránh nguy cơ ung thư?
Giới chuyên gia khuyên, tốt nhất khi nấu ăn, chúng ta nên chú ý cân đối lượng dầu chiên rán, cần biết dùng đủ, không phải cứ đổ tràn trề rồi còn thừa nhiều lại để dùng cho những lần sau.
Ngoài ra, với lượng dầu ăn đã chiên rán qua một lần, bạn có thể tái sử dụng thêm một lần nữa trong trường hợp chắc chắn dầu của bạn nóng vừa đủ và chưa bị bốc khói. Một khi dầu nóng và đã vượt qua điểm bốc khói thì hãy đổ đi.
Dầu đang sử dụng vượt qua điểm bốc khói khi bạn vặn lửa quá to, dầu sẽ bốc khói rất nhanh, trong khói có chất acreolin làm cay mắt.
Với lượng dầu ăn đã chiên rán qua một lần, bạn có thể tái sử dụng thêm một lần nữa trong trường hợp chắc chắn dầu của bạn nóng vừa đủ và chưa bị bốc khói. (Ảnh minh họa)
Loại dầu này cần vứt bỏ, không sử dụng thêm lần nào nữa. Mỗi loại dầu có một nhiệt độ bốc khói khác nhau như dầu hướng dương ở 246 độ C, dầu đậu nành là 241 độ C, ôliu 190 độ C...
Nếu bạn thực sự muốn sử dụng dầu ăn chiên rán cho lần sau, ngoài việc đảm bảo dầu chưa bốc khói cần lọc tất cả những hạt hoặc cặn thức ăn ra khỏi dầu, bảo quản trong bình kín. Đóng chặt nắp chai, bảo quản trong tủ có cửa đóng kín, quấn giấy bạc, hạn chế ánh sáng lọt vào.
Tuy nhiên, đây chỉ là trong trường hợp bất đắc dĩ. Cách tốt nhất vẫn là dùng lượng dầu vừa phải cho mỗi lần nấu ăn, không quá nhiều không quá ít để tránh uổng phí, sau chiến rán xong hãy đổ đi để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh ung thư tối đa nhé!