“Đôi khi có những học sinh ngay từ đầu không xét tuyển tổ hợp nhưng khi điểm thi của những khối học sinh chọn điểm bị thấp thì học sinh phải có phương án dự phòng đó là xét điểm thi của những môn khác. Môn Giáo dục công dân là một trong những cứu cánh cho học sinh, do đó cần xác định được mục tiêu ôn tập”, cô Nhàn nhấn mạnh.
Hai là: Học sinh cần xác định được nội dung trọng tâm của từng bài, cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT phân bố câu hỏi cho các bài như thế nào, đây không phải học tủ mà học có trọng tâm và để phân bổ thời gian học cho từng bài, từng phần hợp lí.
Ba là: Phải tự viết được sơ đồ tư duy, hay tự khái quát được kiến thức cơ bản theo hướng dẫn của giáo viên, tránh học dàn trải, không có trọng tâm, mất thời gian.
Bốn là: cần nắm các kĩ năng làm bài như cách xác định được trọng tâm của đề, cách phân tích dữ liệu đề bài, xác định được câu chốt đề hỏi gì?
“Từ khóa nhận diện các quyền để xác định được câu trả lời, biết loại trừ các phương án sai mà giáo viên hướng dẫn trên lớp…
Cụ thể khi làm bài để xác định đâu là phương án sai hay đúng có nhiều cách, một trong những cách đó là phương án loại trừ", cô Nhàn phân tích.
Năm là: Trăm hay không bằng tay quen chăm luyện làm bài để nâng cao các kĩ năng.