Cách phòng chống viêm da dị ứng khi giao mùa

Hà Thuỷ | 28/09/2023, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da thường gặp, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, những trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn tới nhiễm khuẩn da, để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.

di-ung-1.jpg
Cần phòng, chống viêm da dị ứng khi giao mùa.

Các chứng bệnh dị ứng thường gặp

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng là bắt nguồn từ những tác động phức tạp lẫn nhau giữa yếu tố môi trường, hệ miễn dịch và di truyền.

Trong đó, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức khi da tiếp xúc với chất kích ứng bên ngoài như chất tẩy rửa, xà phòng, mỹ phẩm, bụi, nấm mốc, lông thú, phấn hoa, len hoặc sợi vải tổng hợp.

Các yếu tố thực phẩm như sữa bò, trứng, đậu phộng, thịt chim bồ câu..; Các yếu tố thời tiết như khí lạnh, ẩm ướt, không khí hanh khô.. Đôi khi tâm trạng căng thẳng cũng gây ra dị ứng. Người đang mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt, nội tiết thay đổi cũng khiến cơ thể phát sinh dị ứng.

Nếu bố mẹ mắc các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì con cũng có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn bình thường.

Ước tính 20 - 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mắc các bệnh lý dị ứng. Thường gặp nhất là viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản và mày đay. Khoảng 1/3 số phụ nữ bị viêm mũi dị ứng và hen phế quản có biểu hiện nặng dần lên trong thời kỳ mang thai và ổn định trở lại sau khi sinh. Với mày đay và chàm, thai nghén cũng làm bệnh tái phát hoặc nặng lên ở hơn một nửa số phụ nữ.

Viêm da dị ứng có thể xảy ra ở các độ tuổi nhưng trẻ em là thường hay mắc bệnh nhất.

Trẻ từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi, viêm da dị ứng thường có biểu hiện là các vết chàm sữa hoặc lác sữa ở vùng mặt, nách và bẹn, lan dần ra thân mình và chân. Tình trạng này sẽ được cải thiện dần khi trẻ lớn lên.

Người lớn có da khô, da nhạy cảm rất dễ mắc viêm da dị ứng. Vùng da dễ nhiễm là bàn tay hoặc bàn chân.

Viêm da dị ứng không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng da do gãi ngứa nhiều, vùng nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Người bị bệnh viêm da dị ứng cũng thiếu tự tin hơn, sợ hãi đám đông và hạn chế giao tiếp với người khác. Thiếu ngủ do tình trạng da ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau rát cũng khiến tâm lý người bệnh căng thẳng, bực bội.

viem-da-di-ung.jpeg
Viêm da dị ứng cần điều trị dứt điểm.

Dự phòng điều trị

Có hai nhóm thuốc chống dị ứng chủ yếu được sử dụng là kháng Histamin và Corticosteroid. Hiện nay, chưa thể khẳng định thuốc kháng Histamin nào là tuyệt đối an toàn với người bệnh.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở các thai phụ, các loại Corticosteroid thường dùng như Prednisolon, Methylprednisolon hoặc Prednison đều bị chuyển hóa ở nhau thai và chỉ còn chưa tới 10% thuốc có hoạt tính đến được thai nhi.

Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên ưu tiên chủ động hạn chế các tác nhân gây dị ứng như thức ăn (tôm, cua, nhộng ong, …), bụi, phấn hoa, khói thuốc lá…

Người bị viêm da dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố môi trường và chất hóa học gây hại trực tiếp cho da.

Cần kiểm tra để xác định các yếu tố gây dị ứng từ thực phẩm để hạn chế sử dụng.

Để chủ động phòng và điều trị bệnh viêm da dị ứng, người dân, nhất là thai phụ hãy quan tâm sử dụng các bài thuốc nam với những nguyên liệu cỏ cây quen thuộc trong thiên nhiên như sau:

Một số bài thuốc thường dùng

Chữa mề đay dị ứng:

Ké đầu ngựa sao cháy lông 12g, kim ngân hoa 12g, cam thảo dây y 6g. Sắc uống ngày một thang chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Đậu đen 50g, sao cháy thành than, tán bột mịn, chia uống nhiều lần trong ngày.

Chữa viêm mũi dị ứng:

Ké đầu ngựa sao cháy lông, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 3g.

Ké đầu ngựa sao cháy lông 12g. Sắc uống ngày một thang chia - 2 - 3 lần uống trong ngày, mỗi dugn gnu lớn mà ôn

Cóc mắn tươi, giã nát nhét vào mũi.

Chữa chàm (eczema):

Lá tía tô khô 90g, lấy 1/3 lượng thuốc trên sao khô, tán bột mịn. Còn lại sắc lấy nước đặc để rửa cáccác thương tổn. Sau đó rắc bột tía tô vào nơi tổn thương cho in deed if động ruổi T

Hệ tươi 100g, giã lấy nước, thêm dầu vừng và chút muối ăn. Bội Mặt trên vết tổn thương ngày bôi 2 - 3 lần, nhi Yurist mới thấ

Cỏ nhọ nồi 100g, giã nát lấy nước cốt. Lấy nước rửa sạch vết tổn thương, sau đó bôi nước cốt cỏ nhọ nổi vào tổn thương.

Thương truật 100g, hoàng bá 100g phèn chua phi 6g. Tán thành là bột mịn, hòa với dầu thực vật để bôi trên tổn thương. Ngày bởi một lần. Nếu thấy chảy nước thì rắc thêm bột thuốc nói trên vào.

Chữa hen phế quản:

Lá táo chua 20g. Sắc uống ngày một thang chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Hạt cải củ 20g, vỏ quýt 4g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Dị ứng là căn bệnh không nguy hại tới sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống. Hãy chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp, giữ cân bằng nhịp sống, bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng là bảo vệ sức khoẻ cho chính bạn và gia đình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách phòng chống viêm da dị ứng khi giao mùa